Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z có số C trong mỗi phân tử bằng nhau. Trong X, tỉ lệ H : C = 1 : 1; trong Y tỉ lệ H : C = 2 : 1; trong Z, tỉ lệ H : C = 3 : 1. Tìm công thức phân tử. Từ đá vôi và than cốc, viết phương trình điều chế.
X là CnHn; Y là CnH2n; Z là CnH3n
Từ Z —> 3n ≤ 2n + 2 —> n ≤ 2
Do số H chẵn nên n = 2
—> X, Y, Z là C2H2, C2H4 và C2H6
CaCO3 —> CaO + CO2
CaO + C —> CaC2 + CO
CaC2 + H2O —> Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + H2 —> C2H4
C2H4 + H2 —> C2H6
Cho các thuốc sau: vitamin A, glucozơ, penxilin, amoxilin, seduxen, paradol, moocphin. Số thuốc có khả năng gây nghiện cho con người là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Tiến hành 4 thí nghiệm nghiên cứu tính chất hidrocacbon thơm như sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 ml brom vào ống nghiệm đựng 5ml benzen và lắc đều rồi để ống nghiệm trên giá trong 3 phút, nêu hiện tượng và giải thích. Cho thêm ít bột sắt vào ống nghiệm, lắc liên tục trong 3 phút, nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2: Cho vào cùng một ống nghiệm 3 chất lỏng( 2ml HNO3 đặc, 4ml H2SO4 đặc và 2ml benzen), lắc đều và ngâm trong cốc nước 60 độ C trong 5 phút, rót sản phẩm vào nước lạnh. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 3: Cho 1ml dung dịch KMnO4 loãng vào ống nghiệm, sau đó rót thêm vào 1ml benzen, lắc đều và quan sát. Ngâm ống nghiệm trong nươc sôi 5 phút. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 4: Lấy một ống nghiệm hình chữ Y, cho vào nhánh một 1ml benzen và nghiêng cho benzen dính vào thành ống nghiệm, cho vào nhánh hai một lượng KMnO4 bằng hạt đậu xanh và 1 ml HCl đặc, đậy nút và đưa ống nghiệm ra ngoài ánh sáng, nêu hiện tượng ở nhánh 1 và giải thích.
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl x (mol/lít) và H2SO4 y (mol/lít) với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M thu được 11,65 gam kết tủa và 500 ml dung dịch X có pH = 12,7.
a. Tính x và y.
b. Thêm 10 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,4 M vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Sục từ từ V lít ở đktc khí Cl2 vào 200ml dung dịch X chứa NaBr 1,25M và NaI 1M đến khi hấp thu hoàn toàn thu được 200ml dung dịch Y (Lượng Clo tan và phản ứng trong nước không đáng kể). Cô cạn dung dịch Y thu được 28,55 gam chất rắn khan
a) Viết phương trình hóa học và tính V
b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào 100ml dung dịch Y thu được b gam kết tủa. Tính b
Đốt cháy 26,7 gam chất hữu cơ X bằng không khí vừa đủ, sản phẩm cháy cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư và bình 2 đựng nước vôi trong dư. Kết quả: khối lượng bình 1 tăng thêm 18,9 gam, bình 2 xuất hiện 90 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình 2 có thể tích 104,16 lít (đktc). Biết: không khí có 20% thể tích là O2 và 80% thể tích là N2; X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức phân tử của X.
Sục từ từ đến hết 8,96 lít khí Cl2 ở đktc vào 200 gam dung dịch X có hòa tan 129,35 gam hỗn hợp 2 muối KI và KBr. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y cô cạn dung dịch Y và đun chất rắn tới khối lượng không đổi được 65,55 gam muối khan. Tính C% từng chất tan trong X
Hòa tan 45,45 gam hỗn hợp 2 muối NaBr và NaI và 200 gam H2O thu được dung dịch X. Sục từ từ đến hết 3,36 lít khí Cl2 (ở đktc) vào dung dịch X. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y cô cạn dung dịch Y thu được 22,7 gam muối khan. Tính C% từng chất tan trong X
Ba(HCO3)2 có tác dụng với BaCl2 không?
Dung dịch X chỉ chứa 0,12 mol NaBr và 0,1 mol NaI. Sục từ từ V lít khí Cl2 đktc vào dung dịch X sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 13,76 gam muối. Tính V
Sục từ từ 2,24 lít khí Cl2 ở đktc vào 100 ml dung dịch X chứa KBr 1M và KI 3M. Sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính m
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến