Cho 3 nguyên tố
a) K (Z=19), Ti (Z=22), As (Z=33)
b) N (Z=7), P (Z=15), As (Z=33)
Hãy so sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trên
Các nguyên tố K (Z=19), Ti (Z=22), As (Z=33) nằm cùng ở chu kỳ 4 nên:
Bán kính và tính kim loại: K > Ti > As
Độ âm điện và tính phi kim: K < Ti < As
Các nguyên tố N (Z=7), P (Z=15), As (Z=33) nằm cùng ở nhóm VA nên:
Bán kính và tính kim loại: N < P < As
Độ âm điện và tính phi kim: N > P > As
Cho các phát biểu sau: (a) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (b) Các polipeptit đều cho phản ứng màu biurê. (c) Dung dịch glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. (d) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3
Hỗn hợp E chứa 3 este đều 2 chức và mạch hở, trong đó có một este không no (chứa một liên kết C=C). Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với dung dịch KOH (lấy dư gấp 2,4 lần so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp F chứa 3 chất rắn. Lấy hỗn hợp 2 ancol đun với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 140°C thu được 6,39 gam hỗn hợp 3 ete (biết rằng hiệu suất ete hóa của mỗi ancol đều bằng 75%). Đốt cháy toàn bộ F bằng lượng oxi vừa đủ thu được 0,24 mol K2CO3 và 0,16 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất không thể là:
A. 21,18% B. 22,90% C. 23,14% D. 37,93%
Đun nóng 10,68 gam chất hữu cơ X (C3H7O2N) với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được khí Y nhẹ hơn không khí và m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 17,68. B. 19,84. C. 14,48. D. 16,64.
Hỗn hợp X gồm triolein và axit glutamic. Hiđro hóa hoàn toàn 53,0 gam X cần dùng 0,12 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,52. B. 59,64. C. 63,72. D. 61,80.
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là?
A. 13,5 gam B. 1,35 gam C. 0,81 gam D. 8,1 gam
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng oxi dư thu được (m + 16) gam oxit. Cũng m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96 B. 4,48 C. 3,36 D. 2,24
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một ancol có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn 15,9 gam hỗn hợp X qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng 15,9 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ, trong đó có este Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho 10,96 gam Ba vào 120 gam dung dịch CuSO4 16%, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ a%. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là
A. 5,706. B. 6,125. C. 5,375. D. 6,135.
Điện phân dung dịch chứa 27,52 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngắt dòng điện, thu được dung dịch X và V lít khí thoát ra ở hai điện cực (đktc). Cho dung dịch X vào 120 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M. Phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V là
A. 6,160. B. 5,936. C. 6,384. D. 5,824.
Tiến hành thí nghiệm sau: (a) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3. (b) Cho nước Br2 vào dung dịch glucozơ. (c) Dẫn hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (d) Đun nóng triolein trong dung dịch NaOH loãng. (e) Cho lòng trắng trứng vào dung dịch HCl loãng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến