Cho 3,6 gam Mg, Al vào dung dịch H2SO4 dư. Sau phản ứng thu được V (l) khí ở đktc. Hỏi V nằm trong khoảng nào? A.4,48 (l) < \(V\) < 3,36 (l) B.0,448 (l) < \(V\) < 0,336 (l) C.4,48 (l) < \(V\) < 6,72 (l) D.2,24 (l) < \(V\) < 3,36 (l)
Phương pháp giải: * Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg * Giả sử hỗn hợp chỉ có Al Tính lượng H2 mỗi trường hợp. Vì hh ban đầu chứa cả Mg và Al nên: lượng H2 do Al tạo ra < lượng H2 thực tế < lượng H2 do Mg tạo ra Biện luận chất rắn thu được theo tính toán với theo đề bài cho mỗi trường hợp để xem trường hợp nào thỏa mãn. Giải chi tiết:PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (1) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2) * Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg ⟹ mMg = 36 (g) ⟹ \({n_{Mg}} = \frac{{{m_{Mg}}}}{{{M_{Mg}}}} = \frac{{3,6}}{{24}} = 0,15\,(mol)\) Theo PTHH (1): nH2 = nMg = 0,15 (mol) ⟹ VH2(đktc) = 0,15.22,4 = 3,36 (lít) * Giả sử hỗn hợp chỉ có Al \( \Rightarrow {n_{Al}} = \frac{{3,6}}{{27}} = \frac{2}{{15}}(mol)\) Theo PTHH (2): nH2 = nFe = \({n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2}.\frac{2}{{15}} = 0,2\,(mol)\) ⟹ VH2(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 (lít) Vậy khoảng giá trị của \(V\) là: 4,48 (l) < \(V\)< 3,36 (l) Đáp án A