Cho 3m gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dùng dư), thu được dung dịch X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cô cạn dung dịch X, thu được 19m gam muối khan. Kim loại M là.
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
nSO42- = (19m – 3m)/96 = m/6
—> nSO2 = m/6
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
3mx/M = 2m/6 —> M = 9x
—> x = 3 và M = 27: M là Al
Dung dịch X chứa phenylamoni clorua và axit glutamic có cùng nồng độ mol. Cho V1 lít dung dịch X tác dụng vừa đủ với V2 lít dung dich Y chứa NaOH 0,4M và KOH 0,4M thu được 250 ml dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 10,94 gam muối khan. Tỉ lệ V1: V2 là.
A. 2 : 3. B. 1 : 1.
C. 3 : 2. D. 4 : 1.
Đốt cháy hết 7,88 gam hỗn hợp X chứa hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của metylamin cần dùng 0,63 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu cho 0,3 mol X trên vào dung dịch HNO3 dư, thu được m gam muối. Giá trị m là.
A. 22,77 gam B. 30,42 gam.
C. 22,47 gam D. 30,72 gam.
Thủy phân hoàn toàn peptit X (C9H16O5N4), thu được hỗn hợp gồm m gam glyxin và 10,68 gam alanin. Giá trị của m là.
A. 34,92 gam. B. 27,00 gam.
C. 23,28 gam. D. 18,00 gam.
Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong khí Cl2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam. Giá trị của m là.
A. 7,50 gam. B. 5,37 gam.
C. 6,08 gam. D. 9,63 gam.
Cho 6,16 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào lượng nước dư, sau khi kết thúc phản ứng, thu được a mol khí H2 và còn lại 2,16 gam rắn không tan. Giá trị của a là.
A. 0,20. B. 0,12.
C. 0,16. D. 0,18.
Cho 27 gam hỗn hợp Al và ZnO vào dung dịch HCl 29,2% (vừa đủ) thì thu được 13,44 lít khí (đktc) a) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng? c) Tính nồng độ % các muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng?
Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + NaOH → Y + H2O (2) Y + 3HCl → Z + 2NaCl.
Biết rằng, trong Z phần trăm khối lượng của clo chiếm 19,346%. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh.
B. Z tác dụng tối đa với CH3OH/HCl thu được este có công thức C7H14O4NCl.
C. Đốt cháy 1 mol Y thu được Na2CO3 và 8 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2.
D. Z có tính lưỡng tính.
Hai peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, Z là este của amino axit có công thức phân tử là C3H7O2N. Đun nóng 47,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng dung dịch chứa 0,6 mol NaOH, thu được 0,12 mol ancol T và 64,36 gam hỗn hợp muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là.
A. 43,68%. B. 25,48%.
C. 33,97%. D. 29,12%.
Cho 29,64 gam hỗn hợp H gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 tác dụng với dung dịch chứa 1,36 mol HCl, kết thúc các phản ứng còn lại m gam kim loại và thu được hỗn hợp X chứa hai khí đơn chất, tỉ khối của X so với He bằng 29/6, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 64,72 gam muối khan. Nhiệt phân hết 29,64 gam H thì chỉ thu được khí NO2 và 21,36 gam rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 1,47 B. 1,50 C. 3,70 D. 1,00
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X chứa H+, Cr3+, Cl- và SO42-. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Nếu nhúng thanh Zn vào dung dịch X trên, kết thúc phản ứng lấy thanh Zn ra, lau khô cân lại thấy khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Giá trị m là.
A. 9,75 gam. B. 11,7 gam.
C. 3,90 gam. D. 5,85 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến