Cho 5,6 gam sắt tác dụng với oxi thu được 7,2 gam hỗn hợp các chất rắn. Thể tích oxi (lít) đã phản ứng là
A. 1,12. B. 3,36. C. 0,112. D. 2,24.
nO2 = (m rắn – mFe)/32 = 0,05
—> VO2 = 1,12 lít
Cho 350 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,6. B. 77,7. C. 85,5. D. 7,8.
Cho các phát biểu sau: (a) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc thấy có khói trắng. (b) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan… (c) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên. (d) Protein có thể đông tụ ở nhiệt độ cao hoặc khi tiếp xúc với axit, bazơ, muối. (e) Sợi nitron bền với nhiệt, dai và giữ nhiệt tốt nên được dùng để bện thành sợi “len” đan áo rét. (g) Etanol là một trong những chất gây nghiện nhưng không phải là ma tuý. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với metan là 6,25. Khi xà phòng hóa X, thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (a) Cho từ từ dung dịch AlCl3 tới dư vào dung dịch NaOH thu được kết tủa trắng. (b) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch (NH4)2CO3, đun nóng nhẹ có kết tủa trắng và có khí mùi khai. (c) Đun nóng có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước. (d) Quặng đolomit chứa thành phần chính là CaCO3 và MgCO3. (e) Hợp kim K-Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh (quá trình đun có cho thêm vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút. Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ sau đó để nguội hỗn hợp. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mục đích chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp là để làm xúc tác cho phản ứng.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Ở bước (1), không thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật.
D. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp, bên trên có một lớp rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là
A. Than đá, than cốc B. Xăng, dầu
C. Khí thiên nhiên D. Củi, gỗ
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch chứa chất X
Cặp chất X, Y phù hợp là
A. Cu(NO3)2 và NO2. B. NH4NO2 và N2.
C. CH3COONa và CH4. D. KClO3 và Cl2.
Sục hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch X chứa hỗn hợp KOH 0,5M và K2CO3 xM được dung dịch Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. – Phần 1 tác dụng với Ba(OH)2 dư được 29,55 gam kết tủa. – Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào phần 2 được V/2 lít khí. Giá trị của V và x lần lượt là
A. 2,24 và 1,0. B. 1,12 và 1,0.
C. 2,24 và 0,5. D. 1,12 và 0,5.
Xà phòng hoá hoàn toàn hỗn hợp X gồm các triglixerit thu được glixerol và hỗn hợp hai muối: natri panmitat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng oxi vừa đủ thu được 58,74 gam CO2 và 23,13 gam nước. Giá trị m là
A. 20,99. B. 20,93. C. 20,87. D. 20,97.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Để Fe(OH)2 ngoài không khí. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư. (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaCrO2. (d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (g) Cho Na vào nước. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến