Cho 5,96 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 1 lít dung dịch AgNO3 a mol/l thì thu được 16,8 gam kết tủa. Nếu cho 5,96 gam hỗn hợp X vào 2 lít dung dịch AgNO3 trên thì thu được 28,08 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,14M. B. 0,15M. C. 0,16M. D. 0,12M.
Lượng Ag+ tăng gấp đôi nhưng chất kết tủa không tăng gấp đôi nên TN1 Ag+ hết và TN2 Ag+ dư.
TN2: nAg = 0,26
Đặt x, y là số mol Zn, Fe
—> mX = 65x + 56y = 5,96
nAg = 2x + 3y = 0,26
—> x = 0,04 và y = 0,06
TN1: Nếu Zn phản ứng hết:
Zn + 2Ag+ —> Zn2+ + 2Ag
0,04….0,08………………..0,08
—> m rắn = mAg + mFe = 12 < 16,8 —> Phải có thêm Fe phản ứng (z mol)
Fe + 2Ag+ —> Fe2+ + 2Ag
z……..2z…………………..2z
—> m rắn = 108(2z + 0,08) + 56(0,06 – z) = 16,8
—> z = 0,03
Vậy nAg+ = a = 2z + 0,08 = 0,14
Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 (điện cực trơ,màng ngăn xốp,cường độ dđ không đổi) đến khi nước bị điện phân ở hai điện cực thì ngừng.Thể tích khí ở anot sinh ra gáp 1,5 lần thể tích khí ở catot (đo cùng nhiệt độ và áp suất).Biết hiệu suất điện phân là 100%,các khí sinh ra không tan trong dd.Quan hệ giữa x và y là
A y=1,5x
B x=1,5y
C x=6y
D x=3y
thủy phân hoàn toàn 20,4 g hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức đồng phân cần vừa đủ 80g dd NaOH 10% được 7,1 g hh 2 ancol và m gam muối.nung m gam muối trên với NaOH rắn được hỗn hợp khí Y .tìm tỉ khối của Y so với Nito
Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam một triglixerit X cần dùng vừa đủ 17,36 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,04 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,06 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị gần nhất của a là
A. 26,8 B. 17,5 C. 17,7 D. 26,5
Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol của FeO và Cu là 3 : 1) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua có tổng khối lượng 36,2 gam và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và giá trị gần nhất của m lần lượt là
A. 0,896 và 95,1 B. 0,448 và 93,5
C. 0,448 và 95,1 D. 0,896 và 93,5
Hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì cần vừa đủ 53,76 lít O2 (đktc) và thu được 32,4 gam H2O. Mặt khác, nếu thủy phân hoàn toàn m gam A bằng dung dịch NaOH thì thu được 75,6 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala và Val. Giá trị của m là
A. 51,2 B. 53,9 C. 46,3 D. 48,5
hh X gồm etilen glicon và một axit cacbonxylic không lo chứa 1 lket đôi (C=C) mạch hở đơn chức.thực hiện phản ứng este hóa X có xúc tác (H=100%) được 6,88 g hh 2 este và 0,07 mol nước. tình khối lượng axit trong hh ban đầu
A.2,88…………….B.5,04………………C.4,3…………..D.1,8
Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 3,69 gam H2O và 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
A. Etyl amin. B. Metyl amin. C. Propyl amin. D. Butyl amin.
Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,2M và CuSO4 0,3M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8106 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,6m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 15,6. C. 22,4. D. 6,4.
Cho 10,08 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1,5M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 2,88 B. 0,96 C. 4,80 D. 5,76
Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là:
A. 38,82 B. 36,24 C. 36,42 D. 38,28
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến