Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) khí. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 3,36. D. 2,40.
nFe = 6/56 > nH2SO4 = 0,1 nên Fe dư, H2SO4 hết.
—> nH2 = nH2SO4 = 0,1
—> V = 2,24 lít
Đốt cháy hoàn toàn amin X bậc 2 (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,45 mol H2O và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H9N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C3H7N.
Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Tơ nilon-6,6 có chứa liên kết peptit. (c) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol. (d) Metylamin làm xanh giấy quỳ ẩm. (e) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch CrCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 500. B. 350. C. 700. D. 450.
Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50% thu được V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 72. B. 64,8. C. 32,4. D. 36.
X và Y là 2 este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân X và Y trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai chất hữu cơ tương ứng là Z và T. Đem Z tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được E. Lấy E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y có thể lần lượt là
A. HCOOCH=C(CH3)2 và CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH3COOCH2-CH=CH2 và CH3COOCH=CH-CH3.
C. CH2=CH-COOC2H5 và CH3COOCH=CH-CH3.
D. CH3COOCH=CH-CH3 và C2H5COOCH=CH2.
Cho chất X (CrO3) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được hợp chất Y của crôm. Đem chất Y cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất Z của crôm. Đem chất Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất Z là Na2Cr2O7. B. Khí T có màu vàng lục.
C. Chất X có màu đỏ thẫm. D. Chất Y có màu da cam.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng KNO3. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2. (e) Cho Si vào dung dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến