Cho 8,5 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc cùng nhóm IA tác dụng hoàn toàn với nước, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định 2 kim loại
2R + 2H2O —> 2ROH + H2
0,3……………………………0,15
—> R = 8,5/0,3 = 28,33
—> Na (23) và K (39)
Điện phân 200ml dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, H2SO4 một thời gian thu được 4,48 lít khí bên anot thì dừng lại, khối lượng dung dịch điện phân giảm m gam. Rút điện cực ra, thêm Ba(NO3)2 dư vào dung dịch sau điện phân thì thu được 11,65 gam kết tủa và 0,28 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nhận định nào sau đây là đúng
A. Trong quá trình điện phân đã có khí thoát ra bên catot.
B. Thu được 8 gam kim loại bên catot.
C. Nồng độ của FeCl3 là 0,55M.
D. pH của quá trình điện phân luôn nhỏ hơn 7.
Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5 M (d = 1,25 gam/ml). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm khử là 5,6 lít hỗn hợp 2 khí trong đó có 1 khí là N2 và dung dịch Y. Trộn hỗn hợp khí với O2 vừa đủ thấy khí sau khi trộn bằng 5/6 thể tích hỗn hợp ban đầu và O2 thêm vào. Tính C% các chất trong dung dịch Y.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng hỗn hợp. Cho khí CO đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y có khối lượng nhỏ hơn X là 0,48 gam. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứ 2,52m gam muối và 0,672 lít khí NO (ở điều kiện tiêu chuẩn, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là: A. 9,55. B.10,5. C.10,94. D.9,54
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các a-amino axit.
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là
A. Valin B. Lysin. C. Glyxin. D. Alanin.
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khsi thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. giá trị của m là:
A. 16,6 B. 18,85 C. 17,25 D. 16,9
Cho 32,67 gam tinh thể M(NO3)2.nH2O vào 480 ml dung dịch NaCl 0,5M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, có màng ngăn với cường độ dòng điện không đổi ở thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,135 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây; tổng thể tích khí thoát ra ở 2 điện cực là 8,4 lít (đktc). Giá trị của m và n lần lượt là
A. 8,64 và 5. B. 8,64 và 3.
C. 8,4 và 3. D. 8,4 và 5
A là dung dịch có sẵn 0,42 mol NaOH, B là dung dịch có 0,15 mol H3PO4.
a. Đổ từ từ dung dịch A vào dung dịch B
b. Đổ từ từ dung dịch B vào dung dịch A
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính số mol thu được sau khi cho hết dung dịch này vào dung dịch kia.
Hỗn hợp X gồm etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y gồm ala và glu. Đốt cháy hoàn toàn a mol Z chứa X và Y cần 22,512 lít O2 (đktc) thu được 16,74 gam H2O. Gía trị a gần nhất với:
A. 0,25 B. 0,22 C. 0,28 D. 0,30
A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH. Người ta làm thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M
– Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính ãit có nồng độ 0,05M. Tính nồng độ của A, B
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến