Cho a gam hỗn hợp X gồm BaO và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 vào Y, khối lượng kết tủa (m, gam) theo số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 40,8. B. 56,1. C. 66,3. D. 51,0.
Đoạn 1: H2SO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + 2H2O
Đoạn 2: H2SO4 + Ba(AlO2)2 + 2H2O —> BaSO4 + 2Al(OH)3
Đoạn 3: 3H2SO4 + 2Al(OH)3 —> Al2(SO4)3 + 6H2O
Ban đầu đặt nBaO = u và nAl2O3 = v
Kết tủa cực đại gồm BaSO4 (u) và Al(OH)3 (2v)
—> 233u + 78.2v = 85,5 (1)
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hết thì các sản phẩm lúc này gồm BaSO4 (u) và Al2(SO4)3 (v)
Bảo toàn S —> u + 3v = 0,6 (2)
(1)(2) —> u = 0,3 và v = 0,1
—> a = 56,1 gam
Ad ơi ad có nhớ bài này nằm trong đề trường nào không ạ? Cô em cho cả đề nhưng mất tên trường mà em tìm mãi không ra
Để hòa tan hết 5,46 gam Fe cần ít nhất V ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,3M và Fe(NO3)3 0,04M. Biết sản phẩm khử của N+5 là NO duy nhất. Giá trị của V là
A. 406,25. B. 300. C. 375. D. 487,5.
Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa + 2 ml dung dịch NaOH 30%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Thí nghiệm 2: Bước 1: Lấy khoảng 4 ml lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm. Bước 2: Nhỏ từng giọt khoảng 3 ml dung dịch CuSO4 bão hòa. Bước 3: Thêm khoảng 5 ml dung dịch NaOH 30% và khuấy đều. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 2 ở thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa.
B. Sau bước 1 ở thí nghiệm 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
C. Các phản ứng ở các bước 3 xảy ra nhanh hơn khi các ống nghiệm được đun nóng.
D. Sau bước 3 ở cả hai thí nghiệm, hỗn hợp thu được sau khi khuấy xuất hiện màu tím.
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức; trong phân tử mỗi este có số liên kết π không quá 3. Đun nóng 22,28 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các muối và hỗn hợp Z chứa ba ancol đều no. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 28,75. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,23 mol O2, thu được 19,61 gam Na2CO3 và 0,43 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Biết rằng trong X, este có khối lượng phân tử nhỏ nhất chiếm 50% về số mol của hỗn hợp. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong X là
A. 31,6%. B. 59,7%. C. 39,5%. D. 55,3%.
Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 26,93%. B. 55,30%. C. 31,62%. D. 17,77%.
Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
A. 25,5%. B. 74,5%. C. 66,2%. D. 33,8%.
Cho 26,03 gam Ba vào 100 ml dung dịch chứa Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giá trị của m là 42,75 gam.
B. Dung dịch sau phản ứng giảm 10,86 gam so với dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu.
C. Dung dịch sau phản ứng giảm 10,48 gam so với dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu.
D. Giá trị của m là 45,83 gam.
Cho 15 gam glyxin vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M, thu được dung dịch Y chứa 31,14 gam chất tan. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 40,82. B. 43,46. C. 42,15. D. 41,25.
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. X tác dụng với NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối cacboxylat đơn chức và ancol Z no, hai chức. Axit hóa Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro, trong đó Y1 có phân tử khối lớn hơn Y2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y1 có phản ứng tráng gương.
B. Chất Y2 làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Z có công thức phân tử C2H6O2.
D. Chất X có 3 đồng phân cấu tạo.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl. (c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3. (d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch HCl. (e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3. (f) Cho miếng Fe vào dung dịch HCl và ZnCl2. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Dung dịch X chứa 0,25 mol Ba2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl- và còn lại là HCO3-. Thể tích dung dịch Y chứa NaOH 1M và Na2CO3 1M cần cho vào X, để thu được kết tủa lớn nhất là
A. 125 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 175 ml.
Cho các phát biểu sau: (a) Thép là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó có từ 0,01 – 2% khối lượng C. (b) Bột nhôm trộn với bột Fe2O3 dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. (c) Phèn chua và thạch cao sống có công thức lần lượt là KAl(SO4)2.12H2O và CaSO4.2H2O. (d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương. (e) Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm được nước cứng. (g) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến