Cho a gam hỗn hợp X gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 3 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và b gam chất rắn không tan. Tổng giá trị của a và b là
A. 20,8 B. 31,6 C. 26,2 D. 27,0
nNa = nAl phản ứng = x, nAl dư = 2x
—> nH2 = 0,5x + 1,5x = 0,4
—> x = 0,2
mX = a = 23x + 27.3x = 20,8
mAl dư = b = 27.2x = 10,8
—> a + b = 31,6 gam
Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,08 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa có khối lượng 149,16 gam và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ số khối với He bằng 11. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất có trong hỗn hợp X là:
A. 20,45% B. 17,04% C. 27,27% D. 23,86%
Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11,0%. B. 13,0%. C. 12,0%. D. 20,0%.
Tổng phần trăm khối lượng của Al và Mg có trong hỗn hợp X là
A. 51,52% B. 65,91% C. 27,27% D. 20,45%
Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO3)2 (có mCu(NO3)2 > 5 gam) và NaCl. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì thu được dung dịch Y chứa m-18,79 gam chất tan và có khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z chứa a gam chất tan và hỗn hợp khí T chứa 3 khí và có tỉ khối hơi so với hidro la 16. Cho Z vào dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,2 mol HCl thì thu được dung dịch chứa a + 16,46 gam chất tan và có khí thoát ra. Tổng giá trị m + a là
A. 73,42 B. 72,76 C. 74,56 D. 76,24
Tỉ lệ m : a có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,55 B. 0,58 C. 1,7 D. 2,7
Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần 2,24 lít O2 và thu được V lít CO2. Các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 1,12.
Oxi hóa 0,8 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 97,2 gam Ag. Khối lượng ancol bị oxi hoá là
A. 23 gam. B. 16 gam. C. 40 gam. D. 29 gam.
Cho 5,0 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 xM, sau khi kết thúc phản ứng, còn lại 2,76 gam rắn không tan. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,4.
Cốc (1) chứa dung dịch NaOH a mol/l, cốc (2) chứa dung dịch NaOH b mol/l. Lấy 20 ml dung dịch ở cốc (1) trộn với 80 ml dung dịch ở cốc (2) được 100 ml dung dịch có pH = 14. Lấy 80 ml dung dịch ở cốc (1) trộn với 20 ml dung dịch ở cốc (2) được 100 ml dung dịch có pH = 13,7. Trộn 50 ml dung dịch ở cốc (1) trộn với 50 ml dung dịch ở cốc (2) được 100 ml dung dịch có pH bằng
A. 13,42. B. 14,13. C. 13,75. D. 13,87.
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức, cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ). T là este tạo bởi X, Y, Z với ancol no, ba chức mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y, Z có cùng số mol) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Khối lượng của T là:
A. 10,90 B. 24,74 C. 16,74 D. 25,10
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2.
Câu 1. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A bà b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 3,0 B. 3,5 C. 2,0 D. 2,5
Câu 2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 18,25% B. 22,15% C. 24,04% C. 20,45%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến