Cho a mol Na và b mol Ba vào 400 ml dung dịch BaCl2 0,3M thu được dung dich X. Dẫn từ từ tới dư khí CO2 vảo dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trẻn đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 0.36. B. 0,12. C. 0.48. D. 0.24.
Đoạn nằm ngang của đồ thị ứng với sự chuyển hóa NaOH —> Na2CO3 —> NaHCO3. Để thực hiện quá trình này cần 0,24 mol CO2.
—> Dung dịch chứa Na+ (a), HCO3- (0,24), Cl- (0,24)
Bảo toàn điện tích —> a = 0,48
Chia hỗn hợp H gồm sắt (II) oxit và đồng (II) oxit thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Cho phần 2 vào ống sứ, đốt nóng và dẫn dòng khí CO đi qua ống sứ. Sau phản ứng thấy trong ống sứ còn lại 28 gam hỗn hợp K gồm 4 chất rắn và 10,2 gam khí đi ra khỏi ống sứ. Cứ 1 lít khí này nặng gấp 1,275 lít khí oxi đo ở cùng điều kiện. Cho toàn bộ 28 gam hỗn hợp K ở trên vào cốc chứa lượng dư axit HCl, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam chất rắn tối đa không bị hoà tan là
A. 19,2. B. 6,4. C. 12,8. D. 9,6.
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đốt cháy Ag2S trong không khí.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(c) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(e) Nhiệt phân FeCO3.
(g) Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Giá trị của m là
A. 20,88. B. 16,56. C. 9,60. D. 18,24.
Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là
A. 74,92%. B. 72,06%. C. 27,94%. D. 62,76%.
Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp gồm CH3NH2, CH3CHO và CH≡C-COOH cần vừa đủ 1,925 mol O2, thu được N2, 2,05x mol CO2 và 1,41 mol H2O. Giá trị của x là?
A. 0,6. B. 0,8. C. 1. D. 1,2.
Cho hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm vinyl axetilen, valin và một axit cacboxylic hai chức, phân tử có 6 nguyên tử Cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng bình tăng 11,925 gam và có 23,352 lít hỗn hợp khí thoát ra (đktc). Mặt khác, để hiđro hóa hoàn toàn 83,98 gam X cần 1,5 mol H2 (Ni, to). Phần trăm khối lượng của valin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 42%. B. 22%. C. 32%. D. 12%.
Cho m gam hỗn hợp X gồm a mol Mg, Fe, 3a mol Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa HCl và KNO3 (với tỉ lệ mol tương ứng là 330 : 53), thu được dung dịch Y chi chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tý khối so với H2 là 31/3. Cho Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2,77 mol NaOH, thu được 110,48 gam kết tủa. Mặt khác, cho Y tác dụng tối đa với 7,68 gam Cu. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là
A. 30,86% B. 34,15% C. 33,28% D. 31,48%
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp hai hiđrocacbon (có phân tử khối khác nhau nhưng có cùng số nguyên tử H trong phán tử) thu được 4 mol hỗn hợp X gồm CO2 và H2O có dX/He = 7,75. Vậy số mol của hai hidrocacbon không thể là
A. 0,4 và 0,1. B. 0,3 và 0,2.
C. 0,25 và 0,25. D. 0,125 và 0,375.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon đồng đẳng và phân tử khối của mỗi hidrocacbon đều không quá 72 đvC thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có dY/kk = 1268:1247. Vậy X không thể là
A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C5H12.
C. C4H10 và C5H12. D. C3H8 và C4H10.
Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thí có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. 17,22 B. 18,16 C. 19,38 D. 21,54
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến