Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl, để sau phản ứng thu được kết tủa thì
A. b < 4a. B. b = 4a. C. b > 4a. D. b ≤ 4a.
NaAlO2 + HCl + H2O —> Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl —> AlCl3 + 3H2O
Để vẫn còn kết tủa sau phản ứng thì nHCl < 4nNaAlO2
—> b < 4a
Trộn hai dung dịch: Ba(HCO3)2 và NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước. Các ion có mặt trong dung dịch Y là
A. Na+ và SO42–. B. Ba2+, HCO3– và Na+.
C. Na+ và HCO3–. D. Na+, HCO3– và SO42–.
Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn: – X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện; – Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện; – X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
Cho chất (A) có chứa vòng benzen thoả mãn sơ đồ:
(A) C9H12O —H2SO4 đặc–> C9H10 (2 chất)
Có bao nhiêu cấu tạo chất (A) thoả mãn sơ đồ trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO3-, Cl- và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3; kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là m gam. Giá trị của m gần nhất với
A. 23,8. B. 14,2. C. 11,9. D. 10,1.
Có 2 dung dịch A, B, mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các loại ion) trong số các ion sau: K+ (0,15 mol), H+ (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), Cl– (0,1 mol), SO42– (0,075 mol), NO3– (0,25 mol), CO32– (0,15 mol). Làm bay hơi (không xảy ra phản ứng hóa học) của 2 dung dịch A, B thì thu được chất rắn khan là
A. 22,9 gam và 25,3 gam.
B. 25,4 gam và 25,3 gam.
C. 22,9 gam và 12,7 gam.
D. 25,4 gam và 12,7 gam.
Hỗn hợp khí X gồm có H2, ankan A và anken B. Đốt cháy 150ml hỗn hợp X thu được 315ml CO2. Mặt khác khi nung nóng 150ml hỗn hợp X với Ni thì sau phản ứng thu được một ankan duy nhất. Tìm công thức phân tử của A và B
Hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H4, 0,3mol C3H6 và 0,6 mol H2. Dẫn X qua bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Brom dư thì thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam và đã có 56 gam brom phản ứng. Tính hiệu suất hidro hóa mỗi anken trong hỗn hợp.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X trung tính thì cần V lít O2 (đktc) thu được a gam H2O. Biết 252m = 877,5V – 1442a. Cho 0,08 mol X vào lượng dư dung dịch Br2 thì số gam Br2 đã tham gia phản ứng là?
A. 51,2. B. 64. C. 25,6. D. 38,4
Thực hiện cracking hoàn toàn 1 ankan thu được 6,72 lít hỗn hợp X đktc chỉ gồm 1 ankan và 1 anken, cho X qua dung dịch Br2 thấy brom mất màu và khối lượng dung dịch tăng lên 4,2 gam. Khí Y thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,48 lít. Đốt hoàn toàn Y được 17,6 gam CO2. Tên ankan ban đầu là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C7H16
Cho các chất Al, AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến