1. Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, FeO và Al. Nung nóng A (trong điều kiện không có không khí) một thời gian thu được chất rắn B. Cho B vào nước dư, thu được dung dịch C và chất rắn D (không thay đổi khối lượng khi cho vào dung dịch NaOH). Cho D tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Xác định thành phần của B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.2. Cho 3,64 gam hỗn hợp E gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M. b) Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp E.A.B.C.D.
Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng phân tử khối là 46 đvC, đều chứa các nguyên tố C, H, O và mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức đã học, có các tính chất sau:- X, Y tác dụng với Na giải phóng khí H2.- Dung dịch Y làm quì tím hóa đỏ.a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, Y và viết các phương trình hóa học xảy ra.b) Chất Y có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, để giảm sưng tấy nên chọn chất nào bôi vào vết thương trong số các hóa chất sau: vôi tôi, giấm ăn, nước, muối ăn. Viết phương trình hóa học giải thích cho lựa chọn đó.c) Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm X, Y phản ứng hết với Na vừa đủ, thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn. Tính giá trị V, m.A.B.C.D.
Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Tính giá trị của x, m.A.B.C.D.
1. Nồng độ cồn trong máu được xác định bằng cách cho huyết thanh tác dụng với dung dịch K2Cr2O7/H2SO4, khi đó xảy ra phản ứng hóa học sau:C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3CHO + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2OGiả sử theo qui định, nồng độ cồn cho phép của người điều khiển phương tiện giao thông không được vượt quá 800mg/lít huyết thanh. Biết 2 ml huyết thanh của một người lái xe máy tác dụng vừa hết với 12,0 ml dung dịch K2Cr2O7 0,0006M trong H2SO4 dư. Hỏi người đó có vi phạm qui định hay không?2. Teflon là một polime tổng hợp có rất nhiều ưu điểm như: bền với axit, kiềm và các chất oxi hóa có khả năng cách điện cao, chống dính cao, bền với nhiệt. Với các ưu điểm trên, Teflon xứng đáng với danh hiệu “Vua” chất dẻo.a) Viết công thức chung của mạch Teflon.b) Phân tử khối trung bình của một đoạn mạch Teflon là 250000 đvC, hãy tính số mắt xích ứng với đoạn mạch polime này.A.B.C.D.
Cho \(\Delta ABC\), trên cạnh AC lấy điểm D sao cho \(\widehat{ADB}=\widehat{ABC}\).a) Hãy chỉ ra cặp tam giác đồng dạng? giải thích?b) Nếu cho AC = 12 cm, AB = 5 cm thì độ dài cạnh AD là bao nhiêu?A.B.C.D.
Trên 1 cạnh của một góc đỉnh A, đặt đoạn thẳng AE = 3 cm, AC = 8 cm. Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn thẳng AD = 4 cm và AF = 6 cm.a) Hỏi \(\Delta ADC\) và \(\Delta AEF\) có đồng dạng với nhau không? Tại sao?b) Gọi I là giao điểm của CD và EF. Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác DIF và EIC.A.B.C.D.
Cho hình vuông ABCD, gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CE cắt DF ở M. Tính tỷ số \(\frac{{{S}_{\Delta CMD}}}{{{S}_{ABCD}}}\)?A.B.C.D.
Cho hình thoi ABCD cạnh a, có \(\widehat{A}={{60}^{0}}\). Một đường thẳng bất kỳ đi qua C cắt tia đối của các tia BA, DA tương ứng ở M, N. Gọi K là giao điểm của BN và DM. Tính \(\widehat{BKD}\)?A.B.C.D.
Cho \(\Delta ABC\) có \(AB>AC\), tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt BC ở D. Gọi M là một điểm nằm giữa A và D. Chứng minh: \(AB-ACA.B.C.D.
1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4. b) Cho mẫu kim loại kali từ từ đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. c) Cho FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư.2. Chỉ dùng một thuốc thử thích hợp, hãy phân biệt 5 chất rắn gồm MnO2, Al2O3, Al4C3, CuO và Ag2O đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.3. Cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng thu được một lượng khí X. Dẫn toàn bộ khí X vào 1 lít dung dịch KOH 2M trong điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch Y (giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể).A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến