1. Cho OH- từ từ vào Al3+:
Al3+ + 3OH- —> Al(OH)3 (1)
Al(OH)3 + OH- —> AlO2- + 2H2O (2)
» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)
—> nOH- = 3nAl(OH)3
» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)
(1) —> nOH- = 3nAl3+ và nAl(OH)3 max = nAl3+
Ở (2), nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 max – nAl(OH)3 = nAl3+ – nAl(OH)3
(2) —> nOH- = nAl3+ – nAl(OH)3
Vậy nOH- tổng = 3nAl3+ + nAl3+ – nAl(OH)3 = 4nAl3+ – nAl(OH)3
Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp
+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nOH- = 4nAl3+.
+ Nếu dung dịch muối có cả H+ thì phải ưu tiên trừ bớt lượng OH- dùng trung hòa H+.
+ Nếu nOH- ≤ 3nAl3+ thì chỉ xảy ra (1)
+ Nếu nOH- > 3nAl3+ thì xảy ra cả (1) và (2)
+ Nếu nOH- > 3nAl(OH)3 thì xảy ra cả (1) và (2)
+ Nếu nAl3+ > nAl(OH)3 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2)
+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:
– Nếu OH- tăng nhưng nAl(OH)3 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2)
– Nếu OH- tăng với số lần lớn hơn Al(OH)3 (Ví dụ OH- tăng 1,5 lần nhưng Al(OH)3 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2)
2. Cho OH- từ từ vào Zn2+:
Zn2+ + 2OH- —> Zn(OH)2 (1)
Zn(OH)2 + 2OH- —> ZnO22- + 2H2O (2)
» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)
—> nOH- = 2nZn(OH)2
» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)
(1) —> nOH- = 2nZn2+ và nZn(OH)2 max = nZn2+
Ở (2), nZn(OH)2 bị hòa tan = nZn(OH)2 max – nZn(OH)2 = nZn2+ – nZn(OH)2
(2) —> nOH- = 2(nZn2+ – nZn(OH)2)
Vậy nOH- tổng = 2nZn2+ + 2(nZn2+ – nZn(OH)2) = 4nZn2+ – 2nZn(OH)2
Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp
+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nOH- = 4nZn2+.
+ Nếu dung dịch muối có cả H+ thì phải ưu tiên trừ bớt lượng OH- dùng trung hòa H+.
+ Nếu nOH- ≤ 2nZn2+ thì chỉ xảy ra (1)
+ Nếu nOH- > 2nZn2+ thì xảy ra cả (1) và (2)
+ Nếu nOH- > 2nZn(OH)2 thì xảy ra cả (1) và (2)
+ Nếu nZn2+ > nZn(OH)2 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2)
+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:
– Nếu OH- tăng nhưng nZn(OH)2 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2)
– Nếu OH- tăng với số lần lớn hơn Zn(OH)2 (Ví dụ OH- tăng 1,5 lần nhưng Zn(OH)2 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2)
3. Cho H+ từ từ vào AlO2-
H+ + AlO2- + H2O —> Al(OH)3 (1)
3H+ + Al(OH)3 —> Al3+ + 3H2O (2)
» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)
—> nH+ = nAl(OH)3
» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)
(1) —> nH+- = nAlO2- và nAl(OH)3 max = nAlO2-
Ở (2), nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 max – nAl(OH)3 = nAlO2- – nAl(OH)3
(2) —> nH+ = 3(nAlO2- – nAl(OH)3)
Vậy nH+ tổng = nAlO2- + 3(nAlO2- – nAl(OH)3) = 4nAlO2- – 3nAl(OH)3
Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp
+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nH+ = 4nAlO2-.
+ Nếu dung dịch muối có cả OH- thì phải ưu tiên trừ bớt lượng H+ dùng trung hòa OH-.
+ Nếu nH+ ≤ nAlO2- thì chỉ xảy ra (1).
+ Nếu nH+ > nAlO2- thì xảy ra cả (1) và (2).
+ Nếu nH+ > nAl(OH)3 thì xảy ra cả (1) và (2).
+ Nếu nAlO2- > nAl(OH)3 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2).
+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:
– Nếu H+ tăng nhưng nAl(OH)3 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2).
– Nếu H+ tăng với số lần lớn hơn Al(OH)3 (Ví dụ H+ tăng 1,5 lần nhưng Al(OH)3 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2).