Cho các cặp dung dịch sau: NaOH và NaHCO3, BaCl2 và NaHCO3, Ba(AlO2)2 và Na2SO4, Ba(HCO3)2 và NaOH, CH3COONH4 và HCl, KHSO4 và NaHCO3. Số cặp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Có 5 cặp phản ứng:
NaOH + NaHCO3 —> Na2CO3 + H2O
Ba(AlO2)2 + Na2SO4 —> BaSO4 + NaAlO2
Ba(HCO3)2 + NaOH —> BaCO3 + Na2CO3 + H2O
CH3COONH4 + HCl —> CH3COOH + NH4Cl
KHSO4 + NaHCO3 —> K2SO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Cho thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng rồi thêm ít giọt CuSO4. 2. Cho thanh đồng nguyên chất và dung dịch HCl loãng. 3. Nhỏ dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. 4. Cho thanh nhôm vào dung dịch NaOH. 5. Để một vật bằng gang trong không khí ẩm. 6. Cho một vật bằng kẽm dư vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm kim loại bị ăn mòn điện hóa học là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp gồm a mol Cu và 3a mol FeCl3 vào nước dư. (b) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư. (c) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. (d) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (e) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. (g) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.
Cho các phát biểu sau: (1) Thủy phân hoàn toàn este dạng RCOOR’ bằng dung dịch NaOH thu được khối lượng muối lớn hơn khối lượng este ban đầu thì R’ là gốc CH3-. (2) Dùng dung dịch Fe(NO3)3 dư để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu và Ag. (3) Quặng xiderit có chứa hàm lượng sắt cao hơn quặng manhetit. (4) Có thể dùng Cu(OH)2/OH- để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala. (5) Tơ nilon-6,6 được tạo thành bởi phản ứng trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic. (6) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn triolein. Số mệnh đề đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Lấy 20,8 gam hỗn hợp A gồm Al, Mg, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng chứa 1,5 mol HNO3 thu được dung dịch B và thấy thoát ra 0,05 mol khí N2O duy nhất. Khối lượng muối trong dung dịch B là
A. 95,2 gam. B. 102,4 gam.
C. 103,2 gam. D. 120,0 gam.
X là một este đa chức, mạch hở có công thức phân tử C5H6O4. Cho X tác dụng vừa đủ với KOH thu được dung dich Y gồm 2 chất. Biết dung dịch Y có phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn X là
A. 6. B. 5. C. 8. D. 4.
Hòa tan hoàn toàn a gam Ba vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41. B. 45. C. 49. D. 56.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z không màu. Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol khí. – Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol khí. – Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 = n3. Hai chất X, Y lần lượt là chất nào trong các cặp chất sau?
A. (NH4)2CO3, NaHCO3. B. NH4HCO3, Na2CO3.
C. NH4HCO3, (NH4)2CO3. D. NH4HCO3 và NaHCO3.
Hỗn hợp X gồm 2 muối A (C3H11O5N3) là muối của aminoaxit và B (C4H10O4N2) là muối của axit cacboxylic đa chức. Lấy 48,8 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp Y chứa 3 muối (trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử C) và phần hơi Z có 2 amin (hơn kém nhau 1 nguyên tử C). Hòa Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch T. T hòa tan tối đa 19,2 gam Cu thu được dung dịch Q và tạo khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Làm bay hơi Q được m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 125,0 gam. B. 90,6 gam.
C. 115,4 gam. D. 134,0 gam.
Đốt cháy hoàn toàn este X hai chức, mạch hở, cần dùng 1,5a mol O2, sau phản ứng thu được b mol CO2 và a mol H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 21,6 gam X (xt Ni, đun nóng) thu được 21,9 gam etse Y no. Thủy phân hoàn toàn 21,6 gam X trong dung dịch NaOH đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được ancol Z đơn chức và m gam muối T. Giá trị của m là
A. 26,5. B. 20,1. C. 21,9. D. 24,0.
Thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y được mô tả như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học điều chế khí Z là
A. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
B. NaOH + NH4Cl (rắn) → NH3 + NaCl + H2O
C. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O.
D. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) → HCl + NaHSO4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến