Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Có 3 chất phản ứng với NaOH:
C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + H2O + NaCl
CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH —> CH3-CH(NH2)-COONa + H2O
Gly-Ala + 2NaOH —> GlyNa + AlaNa + H2O
Cho 0,85 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là
A. 0,23 gam. B. 0,460 gam.
C. 0,552 gam. D. 0,69 gam.
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
B. Trong X có một chất có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.
C. Phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
D. Khối lượng của chất có M lớn hơn trong X là 2,55 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:
A. C3H7CHO B. CH3CHO
C. C2H5CHO D. C2H3CHO
Cho 23,6 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 18,25 gam HCl thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan.
a, Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Cho các biện pháp dùng để bảo vệ kim loại như sau (a) Tráng thiếc ở mặt trong các đồ bằng sắt dùng để đựng thực phẩm (lon đựng sữa, đựng đồ hộp…) người ta gọi là sắt tây). (b) Phun sơn trên các song cửa bằng sắt. (c) Ngâm natri trong dầu hoả. (d) Gắn thanh kẽm vào chân vịt của tàu biển. Số biện pháp bảo vệ bề mặt là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Thực hiện thí nghiệm như sau: – Bước 1: Cho 3ml nước brom vào ống nghiệm. – Bước 2: Cho thêm 3ml benzen vào ống nghiệm nói trên. – Bước 3: Lắc đều ống nghiệm một thời gian, sau đó để yên. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Sau bước 2, thấy màu vàng của dung dịch nhạt dần và xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Sau bước 2, chất lỏng trong ống nghiệm chia thành 2 lớp không màu.
C. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm chia làm 2 lớp, lớp phía trên màu vàng đậm hơn lớp phía dưới.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm đồng nhất với nhau thành dung dịch màu vàng nhạt.
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 60ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là?
A. MgO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Fe3O4.
Tiến hành thí nghiệm phản ứng của iot với tinh bột như sau Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 3ml dung dịch nước cháo loãng. Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm trên, lắc đều. Bước 3: Đun nóng nhẹ ống nghiệm, sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhỏ iot vào dung dịch chuyển sang màu xanh tím, đun nóng thì màu xanh nhạt dần, để nguội lại xuất hiện.
B. Nhỏ iot vào dung dịch chuyển màu xanh tím và không thay đổi cả khi đun nóng hay để nguội trở lại.
C. Nhỏ iot vào thì dung dịch chưa đổi màu, phải đun nóng thì mới xuất hiện màu xanh tím.
D. Nhỏ iot vào dung dịch chuyển màu xanh tím, đun nóng rồi để nguội thì mất màu xanh do iot thăng hoa
Cho các chất Al(OH)3, Cr2O3, SO2, CrO3, Al2O3, NH4Cl, CaO, P2O5, Cr(OH)3, SiO2, ZnO, CuO. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 7. B. 5. C. 8. D. 9.
X là α-amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,2M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,27 gam rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH
B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. H2N-CH2-COOH
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến