Cho các chất: Fe; CrO3; Fe(NO3)2; FeSO4; Cr(OH)3; Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Các chất CrO3; Fe(NO3)2; FeSO4; Cr(OH)3; Na2Cr2O7 có phản ứng với NaOH:
CrO3 + NaOH —> Na2CrO4 + H2O
Fe(NO3)2 + NaOH —> Fe(OH)2 + NaNO3
FeSO4 + NaOH —> Fe(OH)2 + Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH —> NaCrO2 + H2O
Na2Cr2O7 + 2NaOH —> 2Na2CrO4 + H2O
thầy ơi, cho e hỏi ngoài lề 1 chút ạ: nếu như trong dãy chất có Cr2O3 mà đề bài không nói rõ NaOH loãng hay đặc nóng thì mình có chọn k ạ
Cho các phát biểu sau:
(a) Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat
(b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.
(c) Trong tinh bột, hàm lượng của amilopectin cao hơn hàm lượng amilozo.
(d) Glucozo là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Từ xenlulozo có thể tạo được hai polime bán tổng hợp là tơ axetat và tơ visco.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
(g). Tristearin và tripanmitin đều là những chất rắn ở điều kiện thường.
(h). Saccarozơ và glucozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh thẫm.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 6. D. 7.
Hỗn hợp X gồm axit panmitic; axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat; natri stearat. Giá trị của a là:
A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30.
Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,25. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,15.
Cho 2 dung dịch A và B. Dung dịch A chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch B chứa KHCO3 0,3M và BaCl2 0,1M. Cho 0,5 lít dung dịch A phản ứng với 0,5 lít dung dịch B và đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy tổng khối lượng các chất trong A và B giảm đi m gam. Xác định gía trị của m:
A. 10,304 B. 11,65 C. 22,65 D. 18,25
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly; 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Hỗn hợp E gồm một este X (CnH2nO2) và một este Y (CmH2m-4O4) đều mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 14,88 gam E, thu được CO2 và 8,64 gam H2O. Nếu đun nóng 14,88 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm các ancol đều no, đơn chức và m gam hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ Z qua ống sứ chứa CuO đun nóng, thu được hỗn hợp T gồm hai anđehit; đồng thời thấy khối lượng ống sứ giảm 3,84 gam. Giá trị m là
A. 23,40 gam. B. 18,68 gam.
C. 16,24 gam. D. 20,08 gam.
Tổng số liên kết pi và số vòng trong phân tử este (không chứa nhóm chức nào khác) tạo bởi glixerol và axit adipic là:
A. 0 B. 6 C. 7 D. 8
Thầy cho em hỏi xác định số liên kết bội trong các chất béo như linolein, triolein, panmitin như thế nào ạ. Và khi cho công với I2 thì tỉ lệ tính kiểu gì
Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic có cùng số C, mạch hở và không phân nhánh. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaHCO3 vừa đủ, thu được (m + 4,4) gam muối. Nếu cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 16,96 gam hỗn hợp muối, trong đó có a mol muối Z. Lấy a mol Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2a mol Br2, thu được hợp chất hữu cơ, trong đó phần trăm khối lượng của brom chiếm 77,67%. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn là:
A. 49,68% B. 33,12% C. 37,56% D. 56,37%
X, Y là hai este đồng phân của nhau có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng của bình tăng 10,12 gam. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 0,6 B. 1,7
C. 1,8 D. 0,5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến