Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2-COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H5-CH2OH (thơm), CH3COOCH=CH2, C6H5NH3Cl (thơm). Số chất đã cho khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, cho sản phẩm có hai muối là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Các câu hỏi liên quan

1. Cho OH- từ từ vào Al3+:

Al3+ + 3OH- —> Al(OH)3 (1)

Al(OH)3 + OH- —> AlO2- + 2H2O (2)

» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)

—> nOH- = 3nAl(OH)3

» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)

(1) —> nOH- = 3nAl3+ và nAl(OH)3 max = nAl3+

Ở (2), nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 max – nAl(OH)3 = nAl3+ – nAl(OH)3

(2) —> nOH- = nAl3+ – nAl(OH)3

Vậy nOH- tổng = 3nAl3+ + nAl3+ – nAl(OH)3 = 4nAl3+ – nAl(OH)3

Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp

+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nOH- = 4nAl3+.

+ Nếu dung dịch muối có cả H+ thì phải ưu tiên trừ bớt lượng OH- dùng trung hòa H+.

+ Nếu nOH- ≤ 3nAl3+ thì chỉ xảy ra (1)

+ Nếu nOH- > 3nAl3+ thì xảy ra cả (1) và (2)

+ Nếu nOH- > 3nAl(OH)3 thì xảy ra cả (1) và (2)

+ Nếu nAl3+ > nAl(OH)3 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2)

+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:

– Nếu OH- tăng nhưng nAl(OH)3 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2)

– Nếu OH- tăng với số lần lớn hơn Al(OH)3 (Ví dụ OH- tăng 1,5 lần nhưng Al(OH)3 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2)

2. Cho OH- từ từ vào Zn2+:

Zn2+ + 2OH- —> Zn(OH)2 (1)

Zn(OH)2 + 2OH- —> ZnO22- + 2H2O (2)

» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)

—> nOH- = 2nZn(OH)2

» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)

(1) —> nOH- = 2nZn2+ và nZn(OH)2 max = nZn2+

Ở (2), nZn(OH)2 bị hòa tan = nZn(OH)2 max – nZn(OH)2 = nZn2+ – nZn(OH)2

(2) —> nOH- = 2(nZn2+ – nZn(OH)2)

Vậy nOH- tổng = 2nZn2+ + 2(nZn2+ – nZn(OH)2) = 4nZn2+ – 2nZn(OH)2

Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp

+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nOH- = 4nZn2+.

+ Nếu dung dịch muối có cả H+ thì phải ưu tiên trừ bớt lượng OH- dùng trung hòa H+.

+ Nếu nOH- ≤ 2nZn2+ thì chỉ xảy ra (1)

+ Nếu nOH- > 2nZn2+ thì xảy ra cả (1) và (2)

+ Nếu nOH- > 2nZn(OH)2 thì xảy ra cả (1) và (2)

+ Nếu nZn2+ > nZn(OH)2 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2)

+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:

– Nếu OH- tăng nhưng nZn(OH)2 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2)

– Nếu OH- tăng với số lần lớn hơn Zn(OH)2 (Ví dụ OH- tăng 1,5 lần nhưng Zn(OH)2 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2)

3. Cho H+ từ từ vào AlO2-

H+ + AlO2- + H2O —> Al(OH)3 (1)

3H+ + Al(OH)3 —> Al3+ + 3H2O (2)

» Nếu kết tủa chưa bị hòa tan: Chỉ xảy ra (1)

—> nH+ = nAl(OH)3

» Nếu kết tủa bị hòa tan một phần: Xảy ra cả (1) và (2)

(1) —> nH+- = nAlO2- và nAl(OH)3 max = nAlO2-

Ở (2), nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 max – nAl(OH)3 = nAlO2- – nAl(OH)3

(2) —> nH+ = 3(nAlO2- – nAl(OH)3)

Vậy nH+ tổng = nAlO2- + 3(nAlO2- – nAl(OH)3) = 4nAlO2- – 3nAl(OH)3

Lưu ý: Cách xác định phản ứng đã xảy ra để áp dụng công thức cho phù hợp

+ Kết tủa tan hoàn toàn khi nH+ = 4nAlO2-.

+ Nếu dung dịch muối có cả OH- thì phải ưu tiên trừ bớt lượng H+ dùng trung hòa OH-.

+ Nếu nH+ ≤ nAlO2- thì chỉ xảy ra (1).

+ Nếu nH+ > nAlO2- thì xảy ra cả (1) và (2).

+ Nếu nH+ > nAl(OH)3 thì xảy ra cả (1) và (2).

+ Nếu nAlO2- > nAl(OH)3 thì có 2 trường hợp: Hoặc chỉ có (1) hoặc cả (1) và (2).

+ Đối với bài toán có 2 thí nghiệm:

– Nếu H+ tăng nhưng nAl(OH)3 không đổi thì TN1 chỉ có (1), TN2 có cả (1) và (2).

– Nếu H+ tăng với số lần lớn hơn Al(OH)3 (Ví dụ H+ tăng 1,5 lần nhưng Al(OH)3 tăng 1,4 lần) thì TN2 có cả (1) và (2).