Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1) B. (4), (1), (2), (3)
C. (1), (2), (3), (4) D. (2), (3), (4), (1)
Với cùng nồng độ, H2SO4 phân li ra lượng H+ nhiều gấp 2 lần so với HCl —> (2) < (3) < 7
KNO3 tạo bởi các ion không bị thủy phân —> pH = 7
Na2CO3 có pH > 7 vì nó phân li ra CO32-, ion này bị thủy phân tạo môi trường kiềm:
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH-
Vậy pH tăng dần theo dãy: (2), (3), (4), (1)
A là nguyên tố kim loại có trong thành phần chính của muối ăn và X, Y, Z, T là các hợp chất của A . Trong đó X tác dụng với cacbon đioxit tạo thành Y, X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung Y ở nhiệt độ cao thu được cacbon đioxit. Cacbon đioxit tác dụng với Z thành Y; Y tác dụng với T thu được cacbon đioxit. Xác định X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học.
Cho hỗn hợp X gồm 0,35 mol Fe và 0,04 mol Al tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và hỗn hợp Z có tỷ khối hơi so với H2 là 5,2, gồm hai khí không màu, trong đó có một khí bị hóa nâu ngoài không khí và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% về khối lượng. Giá trị của m là:
A. 37,52 B. 39,98 C. 40,01 D. 36,62
Hấp thụ một lượng thể tích CO2 vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 2 muối có tổng khối lượng là 27 gam.
a, Viết phương trình phản ứng
b, Tính thể tích CO2 (đktc) cần dùng
Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất là NaBr và NaI. Để thu được muối ăn tinh khiết người ta sục vào đó khí X đến dư, sau đó cô cạn. Khí X là
A. Cl2. B. F2. C. O2. D. HCl.
Nung nóng 34,8 gam hỗn hợp X gồm MCO3 và NCO3 được m gam chất rắn Y và 4,48 lít CO2 (đktc). Nung Y cho đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z và khí CO2, dẫn toàn bộ CO2 thu được qua dung dịch KOH dư, tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10 gam kết tủa. Hoà tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0,4M vừa đủ được dung dịch T. Giá trị m gam và V lít lần lượt là :
A. 26 và 1,5. B. 21,6 và 1,5.
C. 26 và 0,6. D. 21,6 và 0,6
Cho 40,3 gam hỗn hợp AlCl3 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy hết tối đa 1,2 mol NaOH. Nếu cho 40,3 gan hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NH3 dư thì sẽ thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa?
Cho các chất: Al, Zn, Be, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, CrO, Cr2O3, CrO3, Ba, Na2O, K, MgO, Fe. Chất nào hòa tan được trong dung dịch NaOH?
A. Al, Zn, Al2O3, Zn(OH)2, BaO, MgO
B. K, Na2O, CrO3, Be, Ba
C. Al, Zn, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2
D. B, C
Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức A, axit hai chức B và este 2 chức C đều no, mạch hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hydrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%, số mol hydrocacbon nhỏ hơn số mol muối trong Y. Giá trị của m gần nhất với:
A. 7,0 gam B. 7,5 gam C. 7,8 gam D. 8,5 gam
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đúng nhất là gì?
A. Có kết tủa xanh nhạt tạo thành và có khí nâu đỏ sinh ra.
B. Có kết tủa màu xanh nhạt tạo thành.
C. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
D. Có kết tủa xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
A là este no, đa chức, mạch hở, tạo bởi 2 axit đơn chức và một ancol đa chức. Đốt cháy hoàn toàn 11,34 gam A cần vừa đủ 8,4 lít khí O2 (đktc). Mặt khác thủy phân hoàn toàn 11,34 gam A cần vừa đủ 180 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Giá trị của tỉ lệ x:y không thể là:
A. 4,29. B. 3,75. C. 2,83. D. 1,71.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến