Cho các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) FeSO4, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là
A. 4. B. 5. B. 3. C. 2.
Các dung dịch phản ứng với Cu:
(1) AgNO3 + Cu —> Cu(NO3)2 + Ag
(3) HNO3 + Cu —> Cu(NO3)2 + NO + H2O
(4) FeCl3 + Cu —> CuCl2 + FeCl2
(5) NO3- + H+ + Cu —> Cu2+ + NO + H2O
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho dung dịch chứa a mol KH2PO4 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. (g) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho các chất sau: CH3NHCH3, CH3COONH4, C6H5CH2NH2, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl ở điều kiện thích hợp là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có đồ thị như sau
Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là
A. 0,24. B. 0,36. C. 0,18. D. 0,20.
Cho 90 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 59,58. B. 17,64. C. 41,94. D. 66,20.
Chia 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon có công thức tổng quát khác nhau thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 đốt cháy hoàn toàn cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc sau đó cho qua bình 2 đựng KOH đặc thì bình 2 tăng 2,2 gam. Phần 2 cho qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng là 5,92 gam và không có khí bay ra. Xác định 2 hidrocacbon
X, Y, Z (MX < MY < MZ < 60) là ba hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Cho 12,48 gam hỗn hợp gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,72. B. 0,81. C. 0,96. D. 1,08.
Chia hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 làm 2 phần bằng nhau
P1: Cho một luồng CO đi qua và nung nóng thu được 11,2 gam Fe.
P2: Ngâm trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 ở đktc
Tính % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu?
Hòa tan 12 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư, hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 100 ml dung dịch X chứa KOH 1,2M, Ba(OH)2 0,2M và BaCl2 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,91. B. 7,88. C. 3,94. D. 9,85.
Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch C, rắn D và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 đến dư và dung dịch C, thu được 7,8 gam kết tủa. Chất rắn D tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,792 lít khí NO. Tìm công thức của oxit sắt?
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm axit oleic và triolein thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 0,84 mol. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 0,6 mol Br2. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, kết thúc phản ứng thu được x gam glixerol. Giá trị của x là
A. 16,56. B. 22,08. C. 11,04. D. 33,12.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến