Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên
A. NaOH B. Ba(OH)2
C. Ca(OH)2 D. Tất cả đều đúng
Tất cả đều đúng.
Dùng dung dịch NaOH: Có khí mùi khai là NH4NO3, xuất hiện màu hồng là phenolphtalein.
Lấy dung dịch phenolphtalein cho vào 2 mẫu còn lại, xuất hiện màu hồng là Na2CO3, không màu là NaNO3.
Dùng dung dịch Ba(OH)2: Có kết tủa trắng là Na2CO3, có khí mùi khai là NH4NO3, có màu hồng là phenolphtalein. Còn lại là NaNO3.
Làm tương tự với Ca(OH)2.
Hòa tan Na vào dung dịch nào sau đây thì không thấy xuất hiện kết tủa?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch Ba(HSO3)2
C. Dung dịch Ca(HCO3)2. D. Dung dịch KHCO3
Sục khí X vào dung dịch nước vôi dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X làm mất màu dung dịch Br2. X là khí nào trong các khí sau?
A. CO2 B. NO2 C. CO D. SO2
Để nhận ra 3 chất rắn NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong các ống nghiệm riêng biệt ta làm theo thứ tự nào sau đây:
A. Dùng H2O, dd H2SO4
B. Dùng H2O, dd NaOH, dd Na2CO3
C. Dùng H2O, dd Na2CO3
D. Dùng dd HCl, dd Na2CO3
Hòa tan 19,28 gam tinh thể một loại muối kép X (gồm hai muối có gốc axit giống nhau) vào nước rồi chia làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng với Ba(NO3)2 dư thu được 9,32 gam kết tủa trắng không tan trong axit
Phần 2: tác dụng với Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được dung dịch A, kết tủa B, khí C. Khí C thoát ra được hấp thụ bởi 80 ml dung dịch HCl 0,25M vừa đủ. Kết tủa B nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn D. Lượng chất rắn D phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M.
Xác định công thức của muối kép X
Cracking ankan A, người ta thu được một hỗn hợp khí B gồm 2 ankan và 2 anken. Tỉ khối hơi của B so với H2 dB/H2 = 14,5. Khi dẫn hỗn hợp khí B qua dung dịch Br2 dư, khối lượng hỗn hợp khí giảm đi 55,52%. Phần trăm theo thể tích các anken trong B lần lượt là:
A. 15% C3H6 và 35% C2H4.
B. 35% C3H6 và 15% C4H8.
C. 15% C3H6 và 35% C2H4.
D. 25% C3H6 và 25% C2H4.
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 50 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,76 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit linoleic trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
Cho 16 gam hỗn hợp các kim loại nhóm IA vào 200ml dung dịch chứa HCl 0,5M và H2SO4 1M thu được 6,72 lít H2 (đkc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 40,45 B. 38,65 C. 41,45 D. 35,65
Trộn V1 ml dung dịch H2SO4 0,4M vào V2 ml dung dịch HNO3 0,3M thu được 600ml dung dịch D có [H+] = 0,5M. Tính V1, V2
Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: HCOONa, CH3COONa và C2H4(OH)2. Công thức phân tử của X là:
A. C5H10O4 B. C5H8O2
C. C5H10O2 D. C5H8O4
Đốt cháy 7,16 gam hỗn hợp A gồm bột Fe và Fe3O4 bằng khí oxi ở nhiệt độ cao.Sau một thời gian cân được 7,8 gam thì dừng lại. Lấy hỗn hợp rắn thu được sau khi đốt hòa tan bằng dung dịch HCl 2M, thì thu được 0,336 lít H2 (đktc) và dung dịch B a) Viết PTHH b) Tính % khối lượng mỗi chất trong hợp chất ban đầu. c) Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng d) Tính nồng độ mol của từng chất tan trong B. (cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến