Xét phản ứng H2 + Cl2 → 2HCl. Khi nhiệt độ tăng thêm 25°C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Vậy khi nhiệt độ từ 20°C đến 170°C thì tốc độ phản ứng tăng lên làA. 723 lần B. 726 lần C. 735 lần D. Kết quả khác.
Cho một cục đá vôi nặng 1 gam vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25˚C. Biện pháp để làm bọt khí thoát ra mạnh hơn làA. tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi B. thay cục đá vôi bằng 1 gam đá vôi bột C. thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 1M D. giảm nhiệt độ xuống 20oC
Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng khí CO (dư) nung nóng thì thu được m gam Fe và 35,84 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 18. Giá trị của m làA. 33,6 gam B. 11,2 gam C. 16,8 gam D. 22,4 gam
Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?A. 32 lần B. 64 lần C. 8 lần D. 16 lần
Khi nhiệt độ tăng lên 10oC, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC. C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC. D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC.
Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng4NH3 (k) + 3O2 (k) $\rightleftarrows $ 2N2 (k) + 6H2O (h) (ΔH<0)Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khiA. giảm nhiệt độ B. thêm chất xúc tác C. tăng áp suất D. loại bỏ hơi nước
Cho một cục đá vôi nặng 1 gam vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25oC. Biến đổi nào sau đây không làm bọt khí thoát ra mạnh hơn?A. tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi. B. thay cục đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi C. thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 4M D. tăng nhiệt độ lên 50oC
Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là:A. Cu và Ag. B. Al và Mg. C. Na và Fe. D. Mg và Zn.
Cho các nhận định sau:(1) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều phát sinh dòng điện một chiều.(2) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có quá trình oxi hóa xảy ra ở Anot.(3) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có sự di chuyển e ở các điện cực.(4) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có quá trình khử xảy ra ở cực âm.(5) Sự điện phân và ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa - khử.(6) Trong điện phân thì Anot là cực dương còn ăn mòn điện hóa thì Catot là cực dương.Số nhận định không đúng là:A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Cho các nhận định sau:(1) Miếng hợp kim Zn - Cu để trong không khí ẩm bị phá huỷ do ăn mòn hoá học.(2) Để điều chế Mg, người ta điện phân MgCl2 nóng chảy.(3) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (tính dễ bị oxi hóa).(4) Để điều chế Na, người ta điện phân dung dịch NaCl bão hoà có vách ngăn.(5) Trong điện phân, cực dương được gọi là anot còn cực âm gọi là catot.(6) Kim loại dùng làm vật hi sinh trong phương pháp bảo vệ điện hóa phải có tốc độ ăn mòn chậm.(7) Trong hai cặp oxi hoá - khử sau: Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu thì Cu sẽ khử được Fe2+.(8) Trong mạng tinh thể kim loại, chỉ có ion kim loại nằm ở các nút của mạng tinh thể.Số nhận định đúng là:A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến