B)Với Người, niềm vui lớn không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa tự nhiên ,thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất trời.
Đó là sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn , gian khổ khuất phục.Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. So với niềm vui, tương lai tươi sáng của đất nước thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ.
c), d)
"Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là mộttình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, lầm bụi, không thể nhập thế hành đạo giúp đời, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch.
Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ cho thấy rõ ‘thú lâm tuyền’ và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Người như thật sựhoà nhịp với cuộc sống nơi núi rừng, một cách tự nhiên, hòa nhã.
Niềm vui trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là niềm vui củamột cư sĩ lui về ở ẩnsống giữa rừng và suối. Tuy nhiên, Bác không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là mộtnhà cách mạng vĩ đạiđang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Một con người giành cả đời hi sinh cho độc lập dân tộc.