Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenyl amoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là:
CH3COOH + NaOH —> CH3COONa + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + NaCl + H2O
NH2-CH2-COOH + NaOH —> NH2-CH2-COONa + H2O
Tại sao ko có ch3coona vậy ạh? Cái đó tạo ra ch4 mà. Với cả nó cx ko nói điều kiện gì nên chất đó cx phản ứng chứ ạ
Hòa tan hoàn toàn 30,53 gam hỗn hợp X gồm BaO, Al2O3 và Na vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và 1,456 lít khí H2 thoát ra. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,21 mol H2SO4 vào Y, thu được 39,68 gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Phần trăm khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp X là
A. 33,41% B. 40,09% C. 36,89% D. 20,05%
Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 133,5 gam Y. Nếu đun m gam X với 500 ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 139,1. B. 140,3. C. 112,7. D. 138,3.
Cho C2H4(OH)2 tác dụng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit, đun nóng thu được tối đa số este thuần chức là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có thể bị thủy phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Nhận biết các chất sau, viết phương trình hoá học:
a. Glixerol, axit axetic, phenol, etanol.
b. Benzen, ancol etylic, phenol, andehit fomic.
Hỗn hợp X gồm hai kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn (MY < MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư, thấy thoát ra V lít H2. Mặt khác, cho m gam X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy thoát ra 3V lít H2 (thể tích đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 33,33%. B. 54,52%. C. 66,67%. D. 45,45%.
Cho ancol C3H6(OH)2 tác dụng với axit cacboxylic A được chất M mạch hở, A chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam chất M cần dùng vừa hết 14,56 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác cứ 17,2 gam M phản ứng vừa hết với 8 gam NaOH, M có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tìm công thức cấu tạo của A, M
Dung dịch X chứa x mol HCl. Dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 và 2y mol NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết X vào Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, thu được dung dịch Z và 2V lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 150x. B. 75x. C. 112,5x. D. 37,5x
Cho 7,4 gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 8,48 gam hỗn hợp muối và m gam rượu Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Z có tỉ khối hơi với Y bằng 0,6087. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m
Điện phân 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân phải cần 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Nếu ngâm 1 thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch muối nitrat trên, phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu. Tính nồng độ mol muối nitrat và kim loại M?
A. 2M và Na. B. 0,1M và Ag.
C. 0,011M và Cu. D. 1M và Ag.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến