Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Chỉ có Ba tạo kết tủa:
Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + FeCl3 —> BaCl2 + Fe(OH)3
Các kim loại còn lại, gọi chung là M:
M + Fe3+ dư —> Mn+ + Fe2+
Cho 4,8 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 10,8 gam H2O (đktc). Giá trị của V là:
A. 8,96 B. 4,48 C. 20,16 D. 13,44
Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được khí Y duy nhất làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,4 B. 17,4 C. 17,2 D. 16,2
Hai hợp chất hữu cơ A (RCOOH) và B [R'(OH)2] trong đó R, R’ là các gốc hidrocacbon mạch hở. Chia 0,1 mol hh gồm A và B thành 2 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 0,04 mol khí. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,14 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Xác định công thức phân tử của A và B.
Giúp mình với, cô giảng rồi nhưng mình cứ thấy kết quả hơi lạ.
Oxi hoá 6 gam ancol X bằng oxi (xúc tác Cu, t°) thu được 8,4 gam hỗn hợp chất lỏng Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2 B. 32,4 C. 64,8 D. 54,0
Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX < 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 16,32) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 480 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 84,96 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng N trong X là:
A. 24,85 B. 21,15. C. 20,29. D. 15,73.
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp gồm một axit đơn chức và một ancol đơn chức (đều mạch hở) có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,425 mol O2, thu được 48,4 gam CO2. Nếu đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH dư, thì lượng NaOH phản ứng là 6,0 gam. Phần trăm khối lượng của axit trong hỗn hợp X là
A. 54,10%. B. 52,87%.
C. 47,1%. D. 45,90%.
Hòa tan hết 40,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 trong dung dịch Y chứa NaNO3 và 1,5 mol HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí trong đó có khí NO, tỉ khối của Z so với H2 là 18,5. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 228,75 gam chất rắn, dung dịch T và khí NO. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 86,14%. B. 60,42%. C. 71,78%. D. 57,42%.
Cho 33,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Cu, CuO vào 500ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,6 gam chất rắn, 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 0,56 lít khí NO (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là: A.173,2 gam B. 154,3 gam C. 143,5 gam D. 165,1 gam
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Dung dịch axit glutamic làm xanh quỳ tím.
(3) Nhiệt độ sôi của triolein cao hơn nhiệt độ sôi cùa tristearin.
(4 ) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(5) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cacboxylic có khối lượng tương đương.
(6) Tơ nilon-6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(7) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozo trong môi trường axit, đều thu được glucozo.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4.
C. 5. D. 3.
Hỗn hợp X gồm aminoaxit Y và este Z tạo bởi Y và metanol (nY = nZ). Cho 49,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1,125M (dư 12,5% so với lượng phản ứng), thu được 3,2 gam ancol và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 54,4. B. 53,6.
C. 52,6 D. 50,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến