1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.
2. Câu tồn tại: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
3. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng ba lần phép nhân hoá:
+ Lần 1: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
+ Lần 2: Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
+ Lần 3: Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
Tác dụng: phép nhân hoá giúp tre trở nên gần gũi với con người. Đồng thời, phép nhân hoá còn nhấn mạnh tác dụng và sự gắn bó khăng khít với tre với con người. Từ đó, tạo được sự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng 3 từ láy: thấp thoáng, đời đời, kiếp kiếp
5.
a.
- Câu văn trên thiếu thành phần chủ ngữ
Vì: Qua đoạn văn: trạng ngữ
cho ta thấy sự gắn bó gần gũi, khăng khít của cây tre với đòi sống hằng ngày của người dân cày Việt Nam: vị ngữ
- Sửa lại:
Qua đoạn văn, tác giả đã cho ta thấy sự gắn bó gần gũi, khăng khít của cây tre với đời sống hằng ngày của người dân cày Việt Nam.
b. Qua đoạn văn, tác giả đã cho ta thấy sự gắn bó gần gũi, khăng khít của cây tre với đời sống hằng ngày của người dân cày Việt Nam. Khắp các làng, các xóm, tre đều có mặt để chở che con người. Bóng tre xanh đã ấp ôm bao mái đình, mái chùa, nhờ đó ta đã gìn giữ bao nét văn hoá lâu đời của dân tộc. Tre chứng kiến con người khai hoang, dựng nhà dựng cửa. Nhờ có tre mà những tay cày, tay cấy mới có thể trồng trọt, sản xuất. Tre là nguồn nguyên liệu giúp con người vô vàn thứ: làm nhà, đan rổ, đan rá,... Tre là người bạn của người dân Việt Nam.
* Câu trần thuật đơn có từ là: Tre là người bạn của người dân Việt Nam.
Hoán dụ: tay cày, tay cấy: hoán dụ chỉ người nông dân.