Cho dung dịch có chứa 3,0 gam H2N-CH2-COOH tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
A. 3,88 gam. B. 6,55 gam.
C. 4,60 gam. D. 4,46 gam.
nH2N-CH2-COOH = 3/75 = 0,04
H2N-CH2-COOH + NaOH —> H2N-CH2-COONa + H2O
0,04……………………………………………0,04
—> mH2N-CH2-COONa = 0,04.97 = 3,88 gam
Thủy phân m gam tinh bột thành glucozơ sau đó lên men, khối lượng ancol etylic thu được là 184 gam. Nếu xem các quá trình đều đạt hiệu suất 90%, giá trị m là
A. 380. B. 273,6. C. 427,5. D. 400.
Cho 8,808 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 8,088 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,344 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,06 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,33%. B. 30,25%. C. 35,97%. D. 81,74%.
Đốt cháy m (g) một hợp chất hữu cơ A tạo ra CO2 và H2O có khối lượng lần lượt là: 2,75m (g) và 2,25m (g). Tính m ?
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, hồ tinh bột.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a gam NaHCO3 và b gam Na2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl (0,07 mol) vào X, kết thúc phản ứng thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 5,91 gam kết tủa. Tính a, b?
(Hóa 9)
Cho anđehit acrylic (CH2=CH–CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t°) thu được sản phẩm là:
A. CH3CH2CHO. B. CH3CH2COOH.
C. CH2=CH–CH2OH. D. CH3CH2CH2OH.
Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng nào sau đây luôn kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố?
A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng hoá hợp.
C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng thế.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng. (e) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (g) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(HCO3)2 Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Đổ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl, hiện tượng quan sát được là?
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Xuất hiện kết tủa đen.
C. Xuất hiện kết tủa vàng nhạt.
D. Xuất hiện kết tủa vàng đậm.
Hỗn hợp A gồm Fe, M và MO (M là kim loại có hóa trị cao nhất là 2, hydroxit của M không lưỡng tính). Chia 57,6g hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đốt nóng để khử hoàn toàn oxit thành kim loại thu được hỗn hợp khí B, chất rắn C. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong thu được 6g kết tủa và dung dịch D. Cho NaOH 1M vào dung dịch D để lượng kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 20ml. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 16g chất rắn không tan.
Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được dung dịch E, khí G và chất rắn F gồm 2 kim loại. Cho dd E tác dụng với dung dịch KOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 17,1g một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất rắn F vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 5,936 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến