cho em hỏi có phải tất cả các animo axit đều có khả năng trùng ngưng phải không ạ ?
Đúng rồi, tất cả đều trùng ngưng được.
Một bình kín chỉ chứa 2 chất sau: buta-1,3-điin (0,16 mol) và H2 (1 mol) cùng một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 6,25. Cho X lội qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 0,12 mol AgNO3 phản ứng và thoát ra 15,68 lít hỗn hợp khí Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: phản ứng vừa đủ với 0,01 mol Br2 trong dung dịch.
– Phần 2: đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m?
Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100ml dung dịch X cho tới khi kết thúc phản ứng thu được 8,12 gam chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí (đktc). Tổng nồng độ của 2 muối là?
A. 0,3 B. 0,8 C. 0,42 D. 0,45
Hòa tan hoàn toàn 5,64 gam Cu(NO3)2 và 1,7 gam AgNO3 vào nước được 101,43 gam dung dịch A. Cho 1,57 gam bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần chất rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thay có khí thoát ra. Nồng độ mỗi muồi có trong dung dịch D là:
A. C%Al(NO3)3 = 21.3% và C%Zn(NO3)2 = 3.78%
B. C%Al(NO3)3 = 2.13% và C%Zn(NO3)2 = 37.8%
C. C%Al(NO3)3 = 2.13% và C%Zn(NO3)2 = 3.78%
D. C%Al(NO3)3 = 21.3% và C%Zn(NO3)2 = 37.8%
Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức đều mạch hở cần dùng 0,85 mol O2, thu được CO2 và 10,8 gam H2O. Mặt khác đun nóng 14,4 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau, thu được este Y. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa đạt 100%. Số nguyên tử hidro (H) trong este Y là:
A. 10 B. 8 C. 12 D. 14
Cho 1,35 gam bột Al vào 100ml dung dịch B chứa AgNO3 0,3M và Pb(NO3)2 0,3M đến khi phản ứng xong được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản úng xong được 5,81 gam chất rắn Z. Tổng khối lượng kim loại trong Y đã tham gia phản ứng với Cu(NO3)2 là:
A. 1,48 B. 6,75 C. 5,28 D.4,68
Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại Cu, Au, Al và Mg ra khỏi hỗn hợp.
Có hỗn hợp các chất Na2CO3, MgCO3, CaCO3 và Fe2O3. Hãy dùng phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại tương ứng.
Hòa tan hoàn toàn 35,68 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu trong dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X chỉ chứa 3 loại cation. Mặt khác cũng hòa tan hết 35,68 gam hỗn hợp trên trong 160 gam dung dịch HNO3 47,25% thu được dung dịch Y chứa 99,3 gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 38,4 gam rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y là.
A. 25,28% B. 14,23% C. 28,79% D. 23,64%
Từ hỗn hợp CaCO3, Na2SO4 và CuS hãy điều chế riêng rẽ từng kim loại Ca, Na, Cu.
Hỗn Hợp A gồm Na2CO3, MgCO3, BaCO3 và FeCO3. Chỉ dùng dung dịch HCl và phương pháp cần thiết hãy trình bày cách điều chế kim loại từ hỗn hợp trên.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến