Cho H2 và 1 anken có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất hiđro hóa là 75%. Công thức của anken là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Ban đầu: CnH2n (1 mol), H2 (1 mol)
H = 75% nên A gồm CnH2n+2 (0,75), CnH2n (0,25) và H2 (0,25)
—> nA = 1,25
Bảo toàn khối lượng:
14n + 2 = 1,25.23,2.2 —> n = 4
—> Anken là C4H8.
Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
A. giảm 20,1 gam. B. tăng 19,6 gam.
C. giảm 22,08 gam. D. tăng 22,08 gam.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm ankan A và ankin B thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Vậy thành phần phần trăm theo thể tích của A, B lần lượt là
A. 60%, 40%. B. 50%, 50%.
C. 30%, 70%. D. 40%, 60%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm propan và propen thu được 19,8 gam CO2 và 9 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của propan trong hỗn hợp là
A. 34,375%. B. 65,625%.
C. 67,692%. D. 32,308%.
Tìm số đồng phân cấu tạo của amino axit có công thức NH2-C3H5-(COOH)2?
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,06 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,03 B. 0,012 C. 0,02 D. 0,01
Cho m gam Al tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào số mol Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của y gần nhất với
A. 93 B. 70 C. 58 D. 46,5
Ở 20°C, hòa tan hết hỗn hợp chất rắn X gồm CuSO4 và FeCl3 (nCuSO4 > nFeCl3) vào 140 gam nước. Điện phân dung dịch thu được bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi, sự thay đổi của khối lượng dung dịch (gam) theo thời gian điện phân (giây) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Biết t2 = 12t1. Nồng độ phần trăm của muối có trong dung dịch tại thời điểm t2 là
A. 8%. B. 10%. C. 12%. D. 14%.
Cho từ từ 2a mol FeCl2 vào 200 ml dung dịch X chứa AgNO3 (dư) và HNO3. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol FeCl2 phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch X là
A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,5M. D. 0,6M.
Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa Fe, Cu, CuO và các oxit của sắt bằng dung dich HNO3 20% thu được 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Thêm vào T dung dịch KOH 1M đến khi kết tủa cực đại thì đã dùng hết 570 ml. Nhiệt phân hoàn toàn lượng kết tủa trên trong chân không thì thu được 19,76 gam hỗn hợp rắn. Mặt khác nếu cô cạn dung dịch T rồi nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thì thu được (x + 3,84) gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong dung dịch T là
A. 6,60% B. 3,45% C. 2,26% D. 4,24%
Cho 4,23 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch chứa AgNO3 0,84M và Cu(NO3)2 0,96M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,12 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X chứa m gam muối . Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng (dư) thu được 10,39 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của muối trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với
A. 32. B. 33. C. 34 D. 35.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến