Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{align}& \frac{1}{xy}=\frac{x}{z}+1 \\ & \frac{1}{yz}=\frac{y}{x}+1 \\ & \frac{1}{zx}=\frac{z}{y}+1 \\ \end{align} \right.\). Số nghiệm của hệ phương trình trên là:
Đáp án đúng: C Giải chi tiết:Cách làm: Điều kiện \(xyz\ne 0\). Nhận thấy nếu một trong ba số \(x,y,z\) có một số âm, chẳng hạn \(x<0\) thì phương trình thứ 3 vô nghiệm. Nếu hai trong số ba số \(x,y,z\) là số âm, chẳng hạn \(x,y<0\) thì phương trình thứ 2 vô nghiệm. Vậy ba số \(x,y,z\) cùng dấu. \(\bullet \) Trường hợp 1: \(x,y,z>0\) Nếu \(x\ge y\) chia hai vế của phương trình thứ hai cho thứ ba của hệ ta được \(\frac{{{x}^{2}}}{{{y}^{2}}}=\frac{x+y}{y+z}\) \(\Rightarrow x\ge z\) Với \(x\ge z\) chia hai vế phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai: \(\frac{{{z}^{2}}}{{{x}^{2}}}=\frac{x+z}{y+x}\Rightarrow z\le y\) Với \(z\le y\) chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ 3: \(\frac{{{z}^{2}}}{{{x}^{2}}}=\frac{x+z}{y+z}\Rightarrow x\le y\) Suy ra \(x=y=z\) thay vào hệ phương trình đã cho ta tìm được nghiệm \(x=y=z=\frac{\sqrt{2}}{2}\) \(\bullet \) Trường hợp 2: \(x,y,z<0\) ta làm tương tự, tìm được thêm nghiệm \(x=y=z=-\frac{\sqrt{2}}{2}\) Vậy hệ phương trình có \(2\) nghiệm. Chọn C.