Cho lần lượt từng kim loại Mg, Al, Fe và Cu có khối lượng bằng nhau, tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích H2 (đo cùng điều kiện) thoát ra thấp nhất từ kim loại nào?
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Do Cu không tác dụng với HCl nên ta xét các kim loại còn lại.
Do nguyên tử khối Fe > Al > Mg nên với cùng khối lượng thì Fe có số mol nhỏ nhất.
—> H2 thoát ra từ Fe là nhỏ nhất.
Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện 2,68A thu được hỗn hợp X. Cho tiếp vào X 2,24 gam Fe có khí NO tạo thành và sau phản ứng thu được 2,7 gam kim loại, kể cả kim loại giải phóng do điện phân đã bám vào điện cực. Tính t giờ
A. 0,15 giờ B. 0,25 giờ C. 0,2 giờ D. 0,3 giờ
Cho 12,19 gam hỗn hợp chứa Al và Fe vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối là rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m ram rắn khan. Giá trị m là
A. 14,80 gam. B. 12,40 gam.
C. 19,03 gam. D. 21,43 gam.
Dung dịch X chứa H2SO4 1M và Al2(SO4)3 0,75M. Dung dịch Y chứa NaOH 1M. Cho V1 lít dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho V2 lít dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 7,8 gam kết tủa. Biết V1 < V2, tỉ lệ V1 : V2 là
A. 3:5. B. 3:7. C. 1:3. D. 5:7.
Phương trình điều chế propan-1,2-điol từ ancol propylic
Có ba dung dịch H2SO4. Dung dịch A có nồng độ 14,3M (D = 1,43g/ml). Dung dịch B có nồng độ 2,18M (D = 1,09g/ml). Dung dịch C có nồng độ 6,1M (D = 1,22 g/ml). Trộn A và B theo tỉ lệ mA : mB bằng bao nhiêu để thu được dung dịch C?
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Biết X có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Tổng số nguyên tử có trong X là
A. 13. B. 10. C. 11. D. 14.
Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C6H10O4, thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau: (1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3. (2) X3 + O2 → X4 + H2O. (3) 2X1 + H2SO4 → 2X4 + Na2SO4. (4) 2X2 + H2SO4 → 2X5 + Na2SO4. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Trong X chứa 1 nhóm -CH2-.
B. X4 và X5 là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
C. Cho 1 mol X5 tác dụng với Na dư, thu được 1 mol khí H2.
D. X5 là hợp chất hữu cơ đa chức.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2. (c) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa CuO nung nóng. (d) Đun nóng hỗn hợp gồm Al và CuO ở nhiệt độ cao. (e) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số thí nghiệm thu được Cu là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 17,7 gam. Cho 9,0 gam sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng kết thúc thu 1,344 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc) và 4,12 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là
A. 34,76. B. 36,18. C. 40,86. D. 44,62.
Cho các phát biểu sau: (a) Muối mononatri của axit glutamic là thành phần chính của mì chính (hay bột ngọt). (b) Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai đơn vị α-amino axit. (c) Trong phân tử tripeptit Ala-Gly-Ala, amino axit đầu N và amini axit đầu C đều là alanin. (d) Tất cả các polipeptit đều tan tốt trong nước. (e) Trong dung dịch, các amino axit tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến