Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là :
A. 2x. B. 3x. C. y. D. 2y.
Từ tỉ lệ nFe : nH2SO4 = 2 : 5 —> Sản phẩm khử không thể là H2.
Lượng electron do Fe nhường phải thỏa mãn 2x ≤ ne ≤ 3x
Nếu sản phẩm khử là SO2 —> nSO2 = y/2 —> ne = y
Nghiệm này thỏa mãn điều kiện vì y = 2,5x.
Xem công thức liên hệ giữa nH2SO4 phản ứng và sản phẩm khử.
Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, FeS và FeS2 (mO = 11m/129) làm hai phần bằng nhau:
– Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch A có chứa (m + 0,96) gam muối sunfat và thoát ra V lít khí SO2 (đktc).
– Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch B và thoát ra 17,248 lít hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 23,468. Cô cạn B được muối khan D. Cho D vào bình đựng 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E và a gam kết tủa. Cô cạn dung dịch E được (m + 8,08) gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với:
A. 22,5 gam B. 10,67 gam C. 11,75 gam D. 23,5 gam
Hòa tan hết 9,66 gam hỗn hợp gồm Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,68 mol NaHSO4 và 0,04 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, H2 (trong đó số mol của N2O là 0,03 mol). Tỉ khối của Y so với He bằng a. Đế tác dụng tối đa các muối có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,9 mol NaOH. Giá trị gần nhất của a là.
A. 4,5 B. 5,0 C. 6,0 D. 5,5
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 16,72% về khối lượng) bằng dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 và 0,709 mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 95,36 gam và 4,4 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O và N2. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại, lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,96 gam rắn khan. Nếu tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng a mol NaOH. Giá trị gần nhất của a là
A. 1,60 B. 1,75 C. 1,80 D. 1,85
Cho 19,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Cu vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa 2 muối và 20,56 gam rắn Z. Cho 350 ml dung dịch NaOH 1,2M vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được 28,11 gam rắn khan. Cho dung dịch HCl dư vào rắn Z, thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Mg có trong hỗn hợp X gần nhất với
A.13,0% B.13,2% C.13,1% D.13,3%
Cho 82,05 gam hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 (có tỷ lệ mol là 2,3 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí D (trong D có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam và dung dịch thu được không chứa muối amoni. Giá trị m gần nhất với
A.12 B.13 C.15 D.16
Nung 19,4 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 va AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vao nước đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y vào dung dịch HCl dư co 4,32 gam chất rắn không tan. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì có khí không màu thoát ra hóa nâu trong không khí. Phần trăm khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 30,94 B. 35,05 C. 22,06 D. 30,67
Cho 63,8 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và K2CO3 0,3M, sau khi kết thúc phản ứng thu được 59,4 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của muối BaCl2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 32,6% B. 48,9% C. 65,2% D. 81,5%
Cho một lượng oxit kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dd HCl 18,25% thì sau phản ứng ta thu được dd muối X có nồng độ 24,77%.Giá trị gần đúng của khối lượng muối nguyên chất có trong dd X là:
A.26,76
B.27,33
C.27,74
D.23,34
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2. Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 trong Y là
A. 0,6M B. 0,5M C. 0,4M D. 0,3M
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến