Cho muối ăn vào V ml nước được dung dịch A có khối lượng riêng là d. Cho V1 ml nước vào A thu được (V + V1) ml dung dịch B có khối lượng riêng là d1. So sánh d và d1 biết (d H2O = 1g/ml).
Dung dịch muối có khối lượng riêng lớn hơn H2O nguyên chất. Nồng độ càng cao khối lượng riêng càng lớn.
—> d > d1 > 1.
X là một este no, đơn chức, mạch hở, Y, Z là hai peptit đều mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon được tạo bởi các α-amino axit có dạng H2N-CmH2m-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam T gồm X, Y, Z cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác đun nóng 97,19 gam T với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). Phần trăm khối lượng của Z trong T là
A. 11,11%. B. 22,83%. C. 9,78%. D. 25,92%.
Hỗn hợp T gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ). Cho 40,4 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được 47,7 gam hỗn hợp E gồm ba muối và 14,9 gam hỗn hợp E gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho E tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong T là
A. 27,27%. B. 22,28%. C. 32,67%. D. 35,64%.
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C2H9O6N3) và 0,1 mol Y (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,6 mol KOH đun nóng thu được một hợp chất amin và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 37,7. B. 29,5. C. 35,1. D. 43,3.
Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ cao, các kim loại đều tác dụng được với oxi, tạo thành oxit. (b) Chất hút ẩm silicagen được điều chế bằng cách sấy để làm mất một phần nước của axit silixic. (c) Nguyên tắc sản xuất thép là khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao. (d) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, vừa xuất hiện kết tủa vừa có khí bay ra. (e) Vỏ tàu thép được bảo vệ bằng cách gắn với các thanh kẽm. (f) Hợp kim inox có thành phần gồm Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho dãy các chất sau: Cr, Fe3O4, Fe(NO3)2, K2CrO4. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Hấp thụ hết 11,2 lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1,75M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Y chứa Ba(OH)2 0,2M và BaCl2 0,3M vào X. Thể tích dung dịch Y nhỏ nhất cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. 0,75 lít. B. 1,25 lít. C. 1,00 lít. D. 0,80 lít.
Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử C9H8O4. X không tác dụng với NaHCO3. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối. Axit hóa Y, thu được hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ Z và T (phân tử đều chứa C, H, O; MZ < MT). Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất Z làm mất màu nước brom.
B. Số đồng phân cấu tạo của X là 3.
C. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
D. Chất X có phản ứng tráng gương.
Hợp chất hữu cơ X mạch hở là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic Y hai chức và ancol Z hai chức. Khi cho X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được số mol CO2 gấp hai lần số mol X đã phản ứng. Thủy phân hoàn toàn 11,7 gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thì có 0,2 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được 14,8 gam muối. Thành phần % theo khối lượng của H trong X là
A. 4,27%. B. 6,84%. C. 5,98%. D. 5,13%.
Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3. Cho 21 gam X vào nước, thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chứa hai chất tan. Thêm từ từ dung dịch Z chứa H2SO4 1M và Al2(SO4)3 0,5M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất cần dùng 80 ml dung dịch Z, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,08. B. 24,96. C. 23,40. D. 21,84.
Khí CO2 có lẫn khí HCl. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để tinh chế khí CO2?
A. H2SO4 đặc. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến