Cho nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí với H của X là A và oxit cao nhất của X là B. Tỉ khối của A đối với B là 0,425. a) Xác định nguyên tố X b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A và B
Công thức A là XHn.
TH1: Nếu X lẻ thì B là X2O8-n
dA/B = MA/MB = 0,425
—> MA = 0,425MB
⇔ X + n = 0,425[2X + 16(8 – n)]
⇔ 0,15X + 7,8n = 54,4
Thay n = 1, 2, 3, 4 không có X phù hợp, loại.
TH2: Nếu X chắn thì B là XO4-0,5n
⇔ X + n = 0,425[X + 16(4 – 0,5n)]
⇔ 0,575X + 4,4n = 27,2
—> n = 2, X = 32: X là S
A là H2S và B là SO3.
Hỗn hợp E chứa hai este đều mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este Y (CnH2nO2) và este Z (CnH2n-2O4). Đun nóng 28,24 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol và hỗn hợp T gồm hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng, thu được 24,64 gam CO2 và 15,12 gam H2O. Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,8 B. 1,2 C. 0,9 D. 1,3
Đốt cháy hoàn toàn 2,09 gam một hợp chất hữu cơ mạch hở X (có CTPT trùng CTĐGN) thì thu được CO2, H2O và khí N2. Hấp thụ sản phẩm cháy trên vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 6 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 2,01 gam so với dung dịch ban đầu đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra. Mặt khác khi thủy phân 2,09 gam X trong dung dịch KOH vừa đủ thì thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m là:
A. 3,10 B. 3,24 C. 3,53 D. 3,67
Sục V lít CO2 vào 1 lít dung dịch chứa NaOH 2xM, K2CO3 xM thu được dung dịch A. Cho một lượng BaCl2 vào A thu được dung dịch B và 29,55 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch B đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch C chứa 67,78 gam chất tan (không có ion Ba2+) và có kết tủa xuất hiện. Giá trị của V và x là
A. 3,36 và 0,10 B. 6,72 và 0,20
C. 4,48 và 0,30 D. 2,24 và 0,05
Đem nhiệt phân 47 gam Cu(NO3)2. Hãy tính thể tích từng khí thoát ra sau phản ứng, nếu biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 75%.
Hỗn hợp 2 muối FeS2 và Cu2S có khối lượng m gam hòa tan trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được hai muối duy nhất và khí NO. Cô cạn dung dịch thu được 43,2 gam muối. Khối lượng hỗn hợp ban đầu có giá trị là?
Hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có khối lượng 30,8 gam hòa tan vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch chứa 64,6 gam muối, 6,4 gam chất rắn chưa tan và 0,1 mol khí X. Số mol HNO3 tham gia phản ứng và khí X là?
Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư) thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất)
a. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
b. Tính khối lượng muối sau phản ứng.
Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.
Cho 11,6 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí CO2 và NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thì hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (biết có khí NO thoát ra).
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là:
A. 55,24%. B. 54,54%. C. 45,98%. D. 64,59%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến