Cho phản ứng: NaX (rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HX (khí). Các hidro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HBr và HI. B. HCl, HBr và HI.
C. HF và HCl. D. HF, HCl, HBr và HI.
Do H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh nên phương pháp sunfat chỉ điều chế được các axit không có tính khử, hoặc tính khử rất yếu như HF và HCl.
Với HBr và HI thì sản phẩm tạo ra sẽ bị oxi hóa ngay:
NaBr + H2SO4 —> Na2SO4 + Br2 + SO2 + H2O
NaI + H2SO4 —> Na2SO4 + I2 + SO2 + H2O
Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z mạch hở có số mắt xích khác nhau, đều có phản ứng màu biure và tỉ lệ mol 5 : 4 : 4 với dung dịch HCl loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,17 mol muối của Valin và 0,06 mol muối của Alanin. Biết tổng liên kết peptit trong X, Y, Z nhỏ hơn 16. Giá trị của m gần nhất là?
A. 19,6 B. 20,5 C. 21,9 D. 22,5
Cho cân bằng phản ứng: N2 (k) + O2 (k) ⇔ 2NO (k); ∆H > 0. Cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng trên?
A. Nồng độ và chất xúc tác
B. Áp suất và nồng độ
C. Áp suất và nhiệt độ
D. Nhiệt độ và nồng độ
Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m gam Al ở catot và hỗn hợp khí X ở anot. Dẫn 1/20 hỗn hợp X qua ống sứ chứa 24 gam Fe2O3 và 32 gam CuO nung nóng, thấy thoát ra khí Y duy nhất. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, thu được 130 gam kết tủa. Lấy phần rắn còn lại trong ống sứ cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư) thu được 17,92 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 576. B. 648. C. 720. D. 864.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư). (c) Cho hỗn hợp FeO và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (d) Cho hỗn hợp Cu và FeO vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Hai chất hữu cơ X và Y đều mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như a mol Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 51,84 gam Ag và dung dịch Z có chứa một muối amoni của axit hữu cơ duy nhất có khối lượng 24,8 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 50,85%. B. 40,00%. C. 49,15%. D. 60,00%.
Những ứng dụng nào sau đây không phải của KClO3
A. Chế tạo thuốc nổ, sản xuất pháo hoa
B. Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm
C. Sản xuất diêm
D. Tiệt trùng nước hồ bơi
Thực hiện thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (b) Đốt cháy HgS trong oxi dư. (c) Điện phân NaCl nóng chảy. (d) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. (g) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho sơ đồ biến hóa sau:
Trong 6 phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Hòa tan hoàn toàn 10,94 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại) trong 75 gam dung dịch H2SO4 19,6% thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2,6 và dung dicj Z chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 26,855%. Nếu lấy 10,94 gam rắn X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư) thu được a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của a là
A. 0,120. B. 0,155. C. 0,175. D. 0,145.
Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất khí của R với hiđro, R chiếm 75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Phân tử RO2 là phân tử phân cực.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hiđro.
D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến