Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C4H8O2 → X → Y → Z → C2H6. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. CH3CH2CH2OH và C2H5COONa.
B. CH3CH2OH và CH3COONa.
C. CH3CH2CH2OH và C2H5COOH.
D. CH3CH2OH và CH3COOH.
C4H8O2 là HCOOCH2-CH2-CH3
X là CH3-CH2-CH2OH
Y là CH3-CH2-COOH
Z là CH3-CH2-COONa
Từ z ra c2h6 kiểu gì thế ạ
Hình vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính cacbon và hiđro
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên: (a) Bông tẩm CuSO4 khan chuyển sang màu xanh. (b) Ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong bị đục. (c) Nên lắp ống nghiệm chứa C6H12O6 và CuO miệng hướng lên. (d) Có thể thay glucozơ (C6H12O6) bằng saccarozơ. (e) Khi tháo dụng cụ, nên tắt đèn cồn trước rồi mới tháo vòi dẫn ra khỏi nước vôi trong. (g) Có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Hỗn hợp M gồm ancol X và axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,65 mol O2, sau phản ứng thu được H2O và 0,7 mol CO2. Thực hiện phản ứng este hoá cũng lượng M trên thấy có 60% axit tham gia phản ứng và thu được m gam este. Giá trị m gần nhất với giá trị
A. 14,2 B. 13,2 C. 15,2 D. 16
Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được thể tích V ml SO2 (đktc). Giá trị V (ml) là:
A. 112ml B. 224 ml C. 336 ml D. 448 ml
Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2 khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số chất thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch KOH vừa đủ thu được glyxerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 93,4. B. 97,6. C. 80,6. D. 88,6.
Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, sobitol. Số chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là.
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat).
B. Poli(metyl metacrylat).
C. Polistiren.
D. Poliacrilonitrin
X, Y, Z là 3 axit đơn chức mạch hở, T là trieste của glixerol với X, Y, Z (biết T có tổng số 5 liên kết π trong phân tử và X, Y là hai axit no, thuộc cùng một dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 31,92 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,2 mol O2. Mặt khác 0,325 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,55 mol Br2/CCl4. Nếu lấy 31,92 gam E tác dụng với 460 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 34,48. B. 42,12. C. 38,24. D. 44,18.
Cho sơ đồ phản ứng sau: CH2=CH-COOH + CH3OH (H2SO4 đặc, t°) → X. Trùng hợp X thu được Y. Tên của X và Y là
A. Etyl acrylat và poli(etyl acrylat).
B. Metyl acrylat va poli(metyl acrylat).
C. Vinyl axetat và poli(vinyl axetat).
D. Metyl acrylat và poli(vinyl axetat).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến