Cho sơ đồ phản ứng sau: X (C4H9O2N) + NaOH, t° → X1; X1 + HCl dư → X2; X2 + CH3OH/HCl khan → X3; X3 + KOH → NH2-CH2-COOK. Vậy X2 là
A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-COONa.
C. H2N-CH2COOC2H5. D. ClH3N-CH2COOH.
X3 là NH3Cl-CH2-COOCH3
X2 là NH3Cl-CH2-COOH
X1 là NH2-CH2-COONa
X là NH2-CH2-COO-C2H5
Cho hình vẽ bên mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên ở phễu chiết.
B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.
D. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Quấn sợi dây đồng thành hình lò xo rồi đốt trong không khí. (b) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. (c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch HCl loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Trộn bột Fe và bột S rồi đốt nóng. (e) Ngâm thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Cho các nhận định sau: (a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều. (b) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa 2 muối. (c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. (d) Nhôm, sắt, crom không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội. (e) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cho X và Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 15,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 200 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp K chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 7,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối K cần dùng 0,21 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 58,25%. B. 65,62%. C. 52,38%. D. 47,62%.
Hòa tan hỗn hợp bột Al và Al2O3 vào dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch X. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch X. Số phản ứng hóa học đã xảy ra ở thí nghiệm trên là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho 45,0 (g) một hỗn hợp X chứa metanol, glixerol và nước phản ứng vừa đủ với natri kim loại tạo thành V (lít) khí hidro (đktc) và m (g) một hỗn hợp chất rắn Y. Tất cả m (g) hỗn hợp Y này phản ứng hoàn toàn với 250 ml dung dịch HCl 20,0% (tỷ trọng 1,098 g/ml).
a/ Tính thể tích V (lít) khí hidro (đktc) được tạo thành.
b/ Tính khối lượng (g) của natri kim loại đã tham gia phản ứng.
c/ Tính khối lượng m (g) hỗn hợp chất rắn Y được tạo thành.
d/ Nếu đốt cháy hoàn toàn 18,0 (g) hỗn hợp X trên thu được 15,12 (g) nước. Xác định hàm lượng % khối lượng các chất có trong hỗn hợp X.
Hòa tan hoàn toàn m (gam) hỗn hợp E gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO trong nước dư thu được 3,36 lít H2 và dung dịch X. Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 vào X thì thu được 59,1 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 150 ml dung dịch HCl 1M thấy có 2,24 lít khí thoát ra và dung dịch Z chứa 19,875 gam muối. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính giá trị của m?
Hãy phân biệt bốn chất sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O. Viết PTHH minh hoạ.
Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp gồm MgO và Al cần vừa đúng 0,65 lít dung dịch HCl 2M.
a) Tính khối lượng của Al có trong hỗn hợp đầu?
b) Tính nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng biết dung dịch HCl 2M có khối lượng riêng d=1,1 g/ml?
Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch NaOH aM. Tìm nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến