Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:A. 26 dB. B. 17 dB. C. 34 dB. D. 40 dB.
* Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 40 (cm) và điểm cực cận cách mắt 12,5 (cm).Giới hạn nhìn rõ của mắt khi đeo kính (kính đeo sát mắt)A. Cách mắt từ 12,5 (cm) đến vô cực. B. Cách mắt từ 15,5 (cm) đến vô cực. C. Cách mắt từ 16,7 (cm) đến vô cực. D. Cách mắt từ 18,2 (cm) đến vô cực.
Vật AB đặt thẳng góc trục chính của thấu kính phân kì tại tiêu diện ảnh của thấu kính, qua thấu kính cho ảnh A. cùng chiều và bằng nửa vật B. cùng chiều và bằng vật. C. cùng chiều và bằng hai lần vật D. ngược chiều và bằng vật.
Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa; B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn; C. Thị kính là một kính lúp; D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.
Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Một thấu kính hội tụ được đặt trong khoảng giữa vật và màn (trục chính vuông góc với vật và màn). Giữ vật và màn cố định. Khi thấu kính ở một vị trí nào đó thì độ phóng đại dài của ảnh nhận được trên màn là k1. Dịch chuyển thấu kính một đoạn d (sao cho trục chính không thay đổi) thì độ phóng đại ảnh bây giờ là k2 (k1 > k2). Tiêu cự của thấu kính bằngA. . B. . C. . D. .
Hai điểm sáng S1 và S2, đặt trên trục chính và ở hai bên thấu kính cách nhau 36 (cm), cách thấu kính 6 (cm). Hai ảnh của S1 và S2 qua thấu kính trùng với nhau. Tiêu cự f của thấu kính làA. 30 (cm). B. 42 (cm). C. 10 (cm). D. Một giá trị khác.
Số bội giác của kính lúp là tỉ số $\displaystyle G=\frac{\alpha }{{{\alpha }_{0}}}$ trong đóA. $\alpha $ là góc trông trực tiếp vật,${{\alpha }_{0}}$ là góc trông ảnh của vật qua kính. B. $\alpha $ là góc trông ảnh của vật qua kính,${{\alpha }_{0}}$ là góc trông trực tiếp vật cực cận. C. $\alpha $ là góc trông ảnh của vật qua kính,${{\alpha }_{0}}$ là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận. D. $\alpha $ là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận,${{\alpha }_{0}}$ là góc trông trực tiếp vật
Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 (cm), bên kia thấu kính so với S có một màn ảnh đặt vuông góc với trục chính, cách thấu kính 20 (cm). Thấu kính có đường kính đường rìa là 6 (cm). Khoảng cách từ thấu kính đến S để vệt sáng trên màn có đường kính 2 (cm) làA. 15 (cm). B. 20 (cm). C. 30 (cm). D. 15 (cm) và 30 (cm).
Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ởA. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính. C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến