Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biễu diễn bằng đồ thị bên.
Tỉ số của x/y có giá trị là
A. 1/3 B. 1/4
C. 2/3 D. 2/5
Khi kết tủa đạt max:
nH+ = 0,3 = x + y
Khi nH+ = 0,525 thì kết tủa bị hòa tan một phần và còn lại 0,15 mol nên:
0,525 = x + 4y – 0,15.3
—> x = 0,075 và y = 0,225
—> x/y = 1/3
Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Q là HOOC-COOH
B. 3 muối T1, T2 ,T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ
C. Chất Y có thể là Gly-Ala
D. Chất Z là NH3 và chất Y có 1 nhóm –COOH
Hoà tan hỗn hợp Fe và Fe3O4 (tỷ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 4 B. 6
C. 3 D. 5
Cho sơ đồ biến hoá :
Chất Y và T lần lượt là
A. K2CrO4; Cr2(SO4)3 B. K2CrO4; CrSO4
C. K2Cr2O7; Cr2(SO4)3 D. K2CrO4; CrSO4
Cho các phát biểu sau :
(a) Điện phân dung dịch H2SO4 loãng (điện cực trơ) thu được khí O2 ở anot.
(b) Cho than cốc tác dụng với ZnO ở nhiệt độ cao, thu được Zn và CO2.
(C)Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xuất hiện ăn mòn điện hoá.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(e) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được chất rắn gồm Mg và Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4
C. 5 D. 2
Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách dời chỗ của nước như hình vẽ bên.
Khí X là
A. CO2 B. HCl
C. NH3 D. N2
Cho 5,6 lít hỗn hợp gồm N2 và CO2 đktc đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH) 0,02M để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 gam kết tủa. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 là:
A. 15,6 B. 1,88 C. 37,6 D. 21
Cho các chất sau: CH3COCH3, HCHO, C6H5COOH, C6H6. Chiều giảm dần (từ trái qua phải) khả năng hòa tan trong nước của các chất trên là
A. CH3COCH3, HCHO, C6H5COOH, C6H6.
B. C6H5COOH, HCHO, CH3COCH3, C6H6.
C. HCHO, CH3COCH3, C6H6, C6H5COOH.
D. HCHO, CH3COCH3, C6H5COOH, C6H6.
Oxi hóa m gam ancol đơn chức X thu được hỗn hợp A gồm anđehit Y, axit Z, một phần X dư và H2O. Chưng cất hết phần nước trong A thì còn lại 10,77 gam hỗn hợp B chứa X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 10,77gam B cần 14,28 lít O2 (đkc). Mặt khác, cũng lượng B này có thể tham gia phản ứng cộng với tối đa 0,36 mol Br2/CCl4. Biết trong B: X và Y có cùng số mol. Tính giá trị của m.
Để thu được 1000 tấn gang chứa 95% sắt thì cần bao nhiêu tấn quặng (chứa 90% Fe2O3)?
A. 305,5 tấn B. 1428,5 tấn
C. 1500 tấn D. 1357,1 tấn
Hòa tan hết 11,04 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch chứa 32,34 gam muối. Mặt khác, cho 11,04 gam X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y chứa 58,48 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với He bằng 9,25. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 0,91. B. 0,79.
C. 0,87. D. 0,83.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến