Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là
A. 51,08%. B. 42,17%.
C. 45,11%. D. 55,45%.
nBa(OH)2 = nBaCO3 max = 0,8
Khi kết tủa bắt đầu bị hòa tan thì:
nCO2 = 1,8 = nBaCO3 max + nKHCO3
—> nKOH = nKHCO3 = 1
Tại điểm đang xét thì nBaCO3 bị hòa tan = 0,8 – 0,2 = 0,6
—> nCO2 = x = 1,8 + 0,6 = 2,4
mdd = mCO2 + 500 – mBaCO3 = 566,2
Dung dịch lúc này chứa KHCO3 (1), Ba(HCO3)2 (0,6)
—> C% tổng = 45,11%
Thổi 10,08 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1,75M và KOH 2M thu được dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl xM và H2SO4 yM vào dung dịch X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 86,0 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là:
A. 2 : 1. B. 4 : 3. C. 3 : 2. D. 3 : 4.
Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH x mol/l và KOH y mol/l thu được dung dịch X chứa 4 muối. Cho từ từ 100 ml dung dịch chứa HCl 1,2M và H2SO4 x mol/l vào dung dịch X thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 61,26 gam kết tủa. Tỉ lệ của x : y là
A. 1 : 3. B. 1 : 2 C. 1 : 1. D. 2 : 3.
Thổi 1,792 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH xM thu được 100 ml dung dịch X chứa 2 muối. Cho từ từ đến hết 100 ml X vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,12M và H2SO4 thu được 0,896 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 6,397 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 1,0M B. 1,2M C. 0,8M D. 1,5M
Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch NaAlO2 a mol/lít và NaOH b mol/lít. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số mol Al(OH)3 tạo ra và số mol HCl được mô tả nhưhình vẽ sau:
Tỉ lệ a : b gần nhất với:
A. 1,75. B. 1,32. C. 1,48. D. 0,64.
Cho 5,53 gam một muối hiđrocacbonat A vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,62 gam muối sunphat trung hoà. Cho 15,8 gam A vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 37,6 gam muối B. Xác định công thức phân tử của B.
Phân tử MX có tổng số hạt là 108, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn X2- là 8. Tìm M và X
Cho 3,62 gam hỗn hợp A gồm hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 0,6M, thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ. Mặt khác khi hóa hơi 3,62 gam A thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,56. B. 5,64. C. 2,34. D. 3,48.
Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là
A. 56,9 gam. B. 58,6 gam. C. 48,0 gam. D. 44,4 gam.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 triglixerit thì thu được 49,728 lít khí CO2 và 38,16 gam nước. Cũng lượng X trên khi thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH 40% vừa đủ đun nóng thì thu được m gam muối khan và phần hơi Y. Ngưng tụ Y thì thu được 10,88 gam chất lỏng. Giá trị m gần nhất với
A. 31,0. B. 33,0. C. 35,0. D. 37,0.
Hỗn hợp A gồm 2 chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit fomic. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 23 gam kết tủa. Còn nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong A là
A. 2,4 gam và 3,7 gam. B. 2,96 gam và 3 gam.
C. 1,84 gam và 3 gam. D. 2,3 gam và 2,96 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến