Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
Các chất trong đó Fe chưa có số oxi hóa tối đa sẽ cho phản ứng oxi hóa khử với HNO3: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeCO3.
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1. Khi cho 1 mol Z1 tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi đúng của X là
A. metyl propionat. B. etyl axetat.
C. n-propyl fomat. D. isopropyl fomat.
Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch X chứa hai chất tan là HCl 1M và KNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 3,36 B. 4,48 C. 1,12 D. 2,24
Có các nhận xét sau
(1) Fibroin, anbumin là những protein đơn giản
(2) Tơ nilon-6,6; tơ olon, tơ lapsan đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(3) Trong số các este vinylaxetat, triolein, anlylaxetat, phenylaxetat chỉ có 1 este có thể được điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (với xúc tác H2SO4 đặc, tº)
(4) Phân tử fructozo có nhóm chức xeton, glucozo có nhóm chức anđehit nên có thể phân biệt được fructozo và glucozo bằng AgNO3/ NH3
(5) Đun nhẹ hỗn hợp etylbromua và dung dịch NaOH dư, đồng thời lắc đều. Sau khi phản ứng xong để yên, ta thấy hỗn hợp phân thành 2 lớp
(6) Đun nhẹ hỗn hợp etylaxetat và dung dịch H2SO4 loãng, đồng thời lắc đều. Sau khi phản ứng xong để yên, ta thấy hỗn hợp phân thành 2 lớp
Số nhận xét đúng là:
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Cho 300 ml dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 23,0 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH bằng:
A. 2,0M. B. 0,5M. C. 1,5M. D. 1,0M.
Nêu hiện tượng và viết phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. (c) Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4. (d) Sục khí etylen vào dung dịch KMnO4. (e) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
Những phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn trong dung dịch?
(1) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(2) H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
(3) HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
(4) 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
(5) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(6) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
A. 2 và 4 B. 5 và 6 C. 2 và 3 D. 1 và 3
Dung dịch X gồm các ion: Al3+, Cu2+, NH4+ và NO3-. Bằng các phản ứng hóa học hãy chứng minh sự có mặt của các ion đó trong dung dịch X?
Một nguyên tố R có hợp chất khí với hiđro là RH3, oxit cao nhất của R chứa 25,926% khối lượng R. Nguyên tố R là
A. nitơ. B. vanađi. C. lưu huỳnh. D. photpho.
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Al4C3 → CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H10 → C2H4 → C2H5OH. C4H10 → C3H6 → polipropilen.
Hỗn hợp X gồm có Al và Cu, cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm 2 axit H2SO4 và HNO3 đặc đun nóng, axit lấy dư 10% so với lượng cần thiết. Thấy thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y màu nâu, có 2 khí ở đktc, dY/H2 = 29 và dung dịch Z chỉ có 2 muối kim loại và axit dư. Hãy tính khối lượng muối có trong dung dịch Z.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến