Cho từng kim loại: Fe, Cu, Al, Ni vào từng dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 16. B. 12. C. 9. D. 10.
Fe phản ứng với: HCl, FeCl3, AgNO3
Cu phản ứng với: FeCl3, AgNO3
Al phản ứng với: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3
Ni phản ứng với: HCl, FeCl3, AgNO3
—> Tổng 12 phản ứng.
Chất X có công thức cấu tạo: HOOC-CH(CH3)-NH-CO-CH2-NH2. Trong các phát biểu sau về X:
(1) X là đipeptit tạo thành từ alanin và glyxin.
(2) Phân tử khối của X là 146 đvC.
(3) X có phản ứng màu biure.
(4) X làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
(5) Khi đun nóng X trong dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol FeSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 mol muối. Điều kiện phù hợp cho kết quả trên là
A. x < z ≤ x + y. B. x + y ≥ z.
C. z ≥ x + y. D. x ≤ z.
Aminoaxit X có a nhóm –COOH và b nhóm –NH2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu được 16,95 gam muối. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 17,7 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H7O2N. B. C4H6O2N2.
C. C4H7O4N. D. C5H7O2N
Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và 16,32 gam chất rắn.Cho thêm vào dung dịch Y AgNO3 dư được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 124 B. 118 C. 108 D. 112
Khi thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 24,30 B. 22,95 C. 21,60 D. 21,15
Đốt cháy hoàn toàn 3,44 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức, mạch hở Y cần vừa đủ 4,592 lít O2 và thu được 3,808 lít CO2 (các khí đều ở đktc). Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O. B. C4H8O. C. CH2O. D. C2H6O.
Hỗn hợp gồm 3 peptit tạo bởi Gly, Ala, Val. Người ta lấy một lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 87,6 gam dung dịch HCl 10% thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 25,52 gam CO2 . Giá trị của m là:
A. 28,16 B. 26,07 C. 32,14 D. 29,08
Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm but-1-in và anđehit fomic vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 0,6 mol AgNO3 phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của anđehit fomic có trong hỗn hợp là
A. 65,22%. B. 32,60%.
C. 26,40%. D. 21,74%.
Hỗn hợp T gồm đipeptit X mạch hở (tạo bởi 1 amino axit dạng NH2CnH2nCOOH) và este Y đơn chức, mạch hở, có hai liên kết pi trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn a gam T cần 0,96 mol O2, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a gam T tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,5. B. 26,0. C. 26,5. D. 25,8.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O2N) và este hai chức Y (CmH2m-2O4) cần vừa đủ 0,2875 mol O2, thu được CO2, N2 và 0,235 mol H2O. Mặt khác, khi cho 0,05 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp muối khan (có chứa muối của glyxin). Biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21. Giá trị của a là
A. 6,29. B. 5,87. C. 4,54. D. 4,18.