Đốt cháy hoàn toàn 3,44 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức, mạch hở Y cần vừa đủ 4,592 lít O2 và thu được 3,808 lít CO2 (các khí đều ở đktc). Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O. B. C4H8O. C. CH2O. D. C2H6O.
nO2 = 0,205 và nCO2 = 0,17
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,14
Bảo toàn O —> nX = 0,07
nC2H3CHO = nCO2 – nH2O = 0,03
—> nCxH2xO = 0,04
nCO2 = 0,03.3 + 0,04x = 0,17 —> x = 2
—> Y là C2H4O
Hỗn hợp gồm 3 peptit tạo bởi Gly, Ala, Val. Người ta lấy một lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 87,6 gam dung dịch HCl 10% thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 25,52 gam CO2 . Giá trị của m là:
A. 28,16 B. 26,07 C. 32,14 D. 29,08
Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm but-1-in và anđehit fomic vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 0,6 mol AgNO3 phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của anđehit fomic có trong hỗn hợp là
A. 65,22%. B. 32,60%.
C. 26,40%. D. 21,74%.
Hỗn hợp T gồm đipeptit X mạch hở (tạo bởi 1 amino axit dạng NH2CnH2nCOOH) và este Y đơn chức, mạch hở, có hai liên kết pi trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn a gam T cần 0,96 mol O2, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a gam T tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,5. B. 26,0. C. 26,5. D. 25,8.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O2N) và este hai chức Y (CmH2m-2O4) cần vừa đủ 0,2875 mol O2, thu được CO2, N2 và 0,235 mol H2O. Mặt khác, khi cho 0,05 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp muối khan (có chứa muối của glyxin). Biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21. Giá trị của a là
A. 6,29. B. 5,87. C. 4,54. D. 4,18.
Cho các phát biểu sau:
(a) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 0,02-2% khối lượng cacbon.
(b) Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Nước vôi được dùng để làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa a mol HNO3 (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem trộn dung dịch thu được với dung dịch nào sau đây sẽ không có phản ứng hóa học?
A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. KI.
Chia hỗn hợp hai anđehit đơn chức X, Y (hơn kém nhau một liên kết pi trong phân tử và 40 < MX < MY) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4 gam Ag. Phần 2 tác dụng với tối đa 4,48 lít H2 ở đktc (Ni xúc tác) thu được hỗn hợp hai ancol no Z. Đốt cháy toàn bộ Z thu được 0,35 mol CO2. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp gần nhất với
A. 60. B. 65. C. 55. D. 45.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2. B. 5. C. 6. D. 4.
Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
X (C10H10O4) + 2NaOH → X1 + 2X2
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
nX3 + nX4 → poli(etilen terephatalat) + 2nH2O
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch X4 hòa tan được Cu(OH)2.
B. X là hợp chất hữu cơ đa chức.
C. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.
D. Chất X2 không có đồng phân.
(a) Xenlulozơ tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Svayde).
(b) Glucozơ được gọi là đường mía, fructozơ được gọi là đường mật ong.
(c) Cao su Buna-N, Buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.
(d) Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
(e) Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol.
(g) Hợp chất NH2-CH(CH3)-COONH3-CH3 là este của alanin.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến