* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng:
Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đã hình thành được gần đầy đủ các ngành công nghiệp gồm các ngành
công nghiệp nặng (nhóm A), các ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B) - tất cả các ngành có thể được gộp làm thành 4 nhóm chính sau
đây:
- Nhóm ngành công nghiệp nhiên liệu năng lượng gồm CN khai thác than, dầu khí và sản xuất điện năng...
- Nhóm ngành công nghiệp sản xuất công cụ lao động gồm: công nghiệp cơ khí, điện từ (điện tử dân dụng, điện tử kỹ
thuật ).
- Nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu gồm công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất và công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng (xi măng, kính, vật liệu mới...).
- Nhóm ngành công nghiệp chế biến gồm 2 nhóm ngành chính, đó là nhóm ngành công nghiệp chế biên nông, lâm, thuỷ hải
sản và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mà mỗi phân nhóm ngành này gồm nhiều ngành công nghiệp khác nhau...
Qua chứng minh trên ta thấy cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đã khá đa dạng nhưng vẫn còn có khả năng đa dạng hơn nữa
là nhờ vào sự tiến bộ của KHKT công nghệ và sự phát hiện thêm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên mới.
* Sự chuyển biến (sự đổi mới) của cơ cấu ngành công nghiệp thể hiện như sau:
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được chuyển biến theo xu thế trước tiên là cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng được
tiếp tục đa dạng hơn với tổng số 18-19 ngành công nghiệp và được gộp làm 4 nhóm công nghiệp chính như nêu trên.
- Cơ cấu ngành công nghiệp được chuyển biến về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp. Sự chuyên biến này được thể hiện
qua các số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp đơn vị %
Năm 1980 1988 1990 1995 1998
Nhóm A 37,8 32,7 28,9 44,7 45,1
Nhóm B 62,2 67,3 71,1 55,3 54,9
Nhận xét:
Qua chứng minh số liệu trên ta thấy năm 1990 giá trị sản lượng công nghiệp nhóm A vừa chiếm tỉ trọng nhỏ vừa
có xu thế giảm dần vì trước năm 1990 sự nghiệp đổi mới chưa mạnh mẽ, nên trong thời kỳ này nước ta chỉ chú trọng phát triển 3
chương trình kinh tế trọng điểm mà 3 chương trình này đều thuộc các ngành công nghiệp nhóm B.. Sau 1990 giá trị sản lượng công
nghiệp nhóm A chiếm tỉ trọng lớn và bắt đầu tăng dần, vì sau 1990 ta bắt đầu thực hiện mạnh mẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá để
ưu tiên các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là các ngành CN có kỹ thuật tinh xảo như điện tử, dầu khí, điện năng.
- Cơ cấu công nghiệp cứu theo ngành còn được chuyển biến theo cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Sự chuyển biến này thể hiện
là trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường thì sản xuất công nghiệp mục đích chính là để làm thoả mãn nhu
cầu của thị trường về các sản phẩm công nghiệp. Cho nên, sản phẩm công nghiệp mà khó tiêu thụ, khó cạnh tranh với hàng nước
ngoài như máy bào, máy tiện, máy điezen thì giảm sản xuất đi 30% không tiếp tục sản xuất nữa. Mặt khác, lại đầu tư đẩy mạnh sản
xuất thêm nhiều mặt hàng mới có nhu cầu của thị trường lớn như mỹ phẩm cao cấp và nhiều loại tân dược mạnh, việc đổi mới như
vậy là để thực hiện nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa thị trường ngày càng cao.
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn được chuyển biến theo xu thế là hình thành nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, mà
điển hình là cơ khí, điện tử, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng dầu khí... vì các ngành này có khả năng thu
hút nhiều nguồn lao động, tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn được chuyển biến theo xu thế là đổi mới về các thành phần kinh tế công nghiệp. Trước
đây chỉ có 2 thành phần công nghiệp chính là quốc doanh và tập thể thì ngày nay đã hình thành nhiều thành phần kinh tế công
nghiệp tư nhân. Đến 1993 cả nước ta chỉ có 2268 xí nghiệp quốc doanh, nhưng có tới 374837 xí nghiệp ngoài quốc doanh...
Việc đổi mới cơ cấu công nghiệp như vậy là để tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều nguồn lao động phát huy mọi khả năng
sáng tạo của người lao động Việt Nam.
- Về cơ cấu lãnh thổ công nghiệp cũng được chuyển biến theo xu thế là sự phân bố công nghiệp ngày càng hợp lý hơn, hình
thành nhiều cơ sở công nghiệp mới có kỹ thuật hiện đại có quy mô lớn và kết hợp với việc mở rộng các cơ sở công nghiệp cũ để tiết
kiệm vồn đầu tư, tận dụng nguồn lao động đã được đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho người dư thừa. Như vậy, cơ cấu công
nghiệp theo ngành của nước ta vẫn cần tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, để ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, với
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.