Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kì đối đầu đểbước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghịvà hợp tác. Khi mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai cũng dễdàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á khác thiếu hẳn sựhiểu biết vềkhu vực, vềnhững người bạn láng giềng của mình. Trong khi đó, các quốc gia dân tộc đều sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông Nam Á, có chung một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử, ngày nay đang cùng nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong xu thếkhu vực hóa và toàn cầu hóa. Tất cảmọi hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay đều nhằm mục đích tăng cường sựhiểu biết, giới thiệu vềnền văn hóa của nhau không chỉ ởkhu vực mà ra cảthếgiới bên ngoài, đểthúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn hóa của nước bạn. Đông Nam Á xưa kia được biết đến như“là một khu vực thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vịvà những sản phẩm kỳlạkhác” (Donald G. Mc. Cloud, 1986) và cho đến tận cuối thếkỷXIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủnhư một khu vực địa lý - lịch sử- văn hóa - chính trịriêng biệt. Cách nhận thức mới vềtính khu vực của Đông Nam Á thực sựxuất hiện từchiến tranh thếgiới thứhai, khi thực dân Anh lập ra Bộchỉhuy quân sự Đông Nam Á, đểphân biệt với Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải chỉlà một khu vực chính trịthuần túy mà từxa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả, kểcảcác học giảÂu, Mĩ, khẳng định. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cưdân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡnhất là chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ởcác nước Đông Nam Á. Nhưvậy, có thểnói, Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử- văn hóa trước khi trở thành khu vực địa lý - chính trị. Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sựkếthừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống, vừa là sựtiếp thu có chọn lọc những yếu tốmới từbên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồsộ Đông Nam Á có rất nhiều yếu tốchung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc. Hay nói cách khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói của người Inđônêxia. Cụm từnày bắt nguồn từcâu nói của nhà thơMpu Tantular ở Inđônêxia “Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay, câu nói này đã trởthành thuật ngữphổbiến khi nói vềvăn hóa Đông Nam Á. Có lẽ, trên thếgiới, hiếm có khu vực nào vừa mang tính đa dạng mà cũng vừa mang tính thống nhất như ởkhu vực Đông Nam Á. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từcơsởnền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cưdân Đông Nam Á.