Nổi bật trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" ấy chính là hình ảnh quan phụ mẫu. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh viên quan phụ mẫu không đánh đạp, chưa ăn đút lót của dân nhưng vẫn là kẻ lòng lang dạ thú.
Quan phụ mẫu trong văn bản ‘’Sống chết mặc bay“ được tác giả khắc họa là một người sống vô trách nhiệm, “lòng lang dạ thú“ đến táng tận lương tâm. Để làm nổi bật điều này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản, miêu tả giữa cảnh dân chúng lầm than trước cảnh đê vỡ và hình ảnh quan phụ mẫu ung dung, uy nghi chơi tổ tôm trong đình. Nguy cơ vỡ đê là rất cao, tình thế rất căng thẳng, cấp bách. Âý vậy mà bên trong đình Viên quan đi hộ đê thì ngồi ở chỗ cao ráo, an toàn, người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Trong khi quan phụ mẫu được gọi là cha mẹ của dân, là người lo lắng cho dân. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt. Là mệnh quan phụ mẫu, là cha mẹ của dân mà lại có những hành động như vậy, quả thật là vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ.
Như vậy, sự thối nát của triều đình, của xã hội phong kiến nửa thực dân đã được thể hiện 1 chân thực qua hình ảnh tên quan phụ mẫu. Sự vô trách nhiệm ấy đã khiến cho nhân dân rơi vò cảnh lầm than.