Có 4 bình đựng riêng: không khí, khí nitơ, khí cacbonic và khí oxi. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 4 bình trên.
Khí làm đục nước vôi trong là CO2.
Khí làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2.
Đưa tàn đóm đang cháy vào 2 mẫu còn lại, tàn đóm tắt ngay là N2, tàn đóm tiếp tục cháy là không khí.
Hỗn hợp X gồm AlaVal, Gly2Val2, etyl axetat; đietyl butanđioat, Ala2Val. Đốt 0,46 mol hỗn hợp X cần 5,34 mol O2 thu được H2O và 4,62 mol hỗn hợp CO2 và N2. Mặt khác 0,46 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,12 mol NaOH thu được dung dịch chứa m gam các muối trung hoà . Giá trị của m là
A. 123,84 B. 124,64 C. 135,48 D. 136,84
Cho m gam hỗn hợp Na và Ca tác dụng với dung dịch chứa 0,22 mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Hấp thụ khí CO2 vào dung dịch X ta có đồ thị sau
Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là
A. 21,84 B. 22,08 C. 23,35 D. 24,18
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ, đều mạch hở, không phân nhánh). Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol E cần dùng 0,7625 mol O2, thu được 0,675 mol H2O. Đun nóng 32,775 gam E trong 350 ml dung dịch KOH 1,5 M (vừa đủ), thu được 18,3 gam hỗn hợp G chứa các ancol và hỗn hợp T gồm hai muối A và B (MA < MB; có tì lệ số mol tương ứng 8 : 3). Số nguyên từ H trong Z là
A. 4. B. 6. C. 12. D. 8.
Cho các hỗn hợp sau: (a) Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1). (b) Ba(HCO3)2 và NaOH (tỉ lệ mol 1 : 2). (c) Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1). (d) AlCl3 và Ba(OH)2 tỉ lệ mol (1 : 2). (e) KOH và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1). (f) Fe và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 3). Số hỗn hợp tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X chứa Al, Mg và Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng, dư thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa (m + 44,3) gam muối. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chưa 2,1 mol HNO3 (lấy dư 0,25% so với phản ứng), thu được dung dịch Y và 2,688 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ khối so với so với He bằng 7,25. Cô cạn dung dịch Y, thu được (5m + 5) gam muối khan. Nếu cho 1010 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 23,6. B. 33,2. C. 21,6. D. 31,2.
Nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Xác định: 1. Số hạt proton, nơ tron, electron trong nguyên tử X. 2. Cho biết tên, kí hiệu hóa học của nguyên tử X.
Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 19,44 gam E cần dùng vừa đủ 1,525 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 17,64 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 73,5% B. 57,9% C. 32,8% D. 43,4%.
Hỗn hợp X gồm x mol NaCl, x mol Ba(OH)2, x mol BaCl2 và y mol KOH. Hoà tan hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Y. Hấp thụ từ từ khí CO2 vào dung dịch Y cho đến dư ta có đồ thị sau
Cho 1,25x mol Al2(SO4)3 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 46,0 B. 46,5 C. 47,0 D. 47,5
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm CH3CHO, C2H5CHO, (CHO)2 và CH2=CH-CHO tác dụng với lượng dư dung địch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10,7 gam hỗn hợp Y rồi dẫn toàn bộ sản phâm cháy vào bình đựng nước vôi trong (dư) thấy tạo thành 50 gam kết tủa và khôi lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị cùa m là
A. 21,7. B. 25,6. C. 19,0. D. 20,8.
Cho m gam hỗn hợp A gồm este hai chức X mạch hở và este đơn chức Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH đun nóng, thu được hỗn hợp Z chứa hai muối và một ancol T duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,08 mol O2, thu được hơi nước, CO2 và 19,32 gam K2CO3. Cho ancol T tác dụng với Na (dư), thoát ra 1,792 lít khí (đktc). Biết để đốt cháy hết m gam A cần vừa đủ 1,4 mol O2. Phẩn trăm khối lượng của X trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với
A. 62%. B. 63%. C. 64%. D. 65%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến