Có 5 dung dịch riêng biệt: a) HCl có lẫn FeCl3; b) HCl; c) CuCl2; d) MgCl2; e) H2SO4 có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Các trường hợp (c), (e) xảy ra ăn mòn điện hóa học do có cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly.
Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2. Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 4,68 gam. B. 1,17 gam.
C. 3,51 gam. D. 2,34 gam.
Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp M gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa đúng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn thu được muối của một axit cacboxylic D và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kết tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 13,8 gam Na thu được 27,88 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 17,91.
B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:3.
C. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 26,09.
D. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 3:1.
Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1; (4) 1s2 2s2 2p3; (5) 1s2 2s2 2p6 3s2; (6) 1s2 2s2 2p6 3s1; Các cấu hình electron không phải của kim loại là
A. (2), (4). B. (2), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Axit hữu cơ đơn chức no mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1COOH. Số liên kết đơn trong phân tử axit này là
A. 2n + 3. B. 2n + 2. C. 3n + 3. D. 3n + 4.
Cho 32,4 gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (có công thức phân tử C6H10O5) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y duy nhất và 0,2 mol C2H5OH. Dựa vào công thức cấu tạo thu gọn, số nhóm −CH2− có trong một phân tử X bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Cho phương trình phản ứng sau: C6H5C2H5 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + CO2 + KOH + H2O. Hệ số nguyên tối giản đứng trước chất bị khử khi phản ứng cân bằng là
A. 12. B. 3. C. 10. D. 4.
Cho phản ứng của oxi với Na theo hình vẽ bên.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng.
B. Na cháy trong oxi khi nung nóng.
C. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thủy tinh.
D. Hơ cho Na nóng chảy ngoài không khí rồi mới đưa vào bình.
Hòa tan 5,85 gam bột kim loại Zn trong 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch thu được thay đổi như thế nào so với khối lượng của 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M trước phản ứng?
A. Khối lượng dung dịch giảm xuống 3,61 gam.
B. Khối lượng dung dịch tăng 2,49 gam.
C. Khối lượng dung dịch tăng 3,25 gam.
D. Khối lượng dung dịch tăng 3,61 gam.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho dung dịch Ca(NO3)2 vào dung dịch BaCl2. (4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Cho phản ứng sau: aP + bNH4ClO4 → cH3PO4 + dN2 + eCl2 + gH2O. Trong đó: a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Sau khi cân bằng phương trình, tổng (a + b) là
A. 20. B. 18. C. 19. D. 22.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến