ĐỒNG CHÍ
- Chính Hữu –
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỒNG CHÍ”
1) Cơ sở hình thành tình đồng chí – 7 câu đầu –
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên sung, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !”
- “Quê hương anh” : vùng quê gần biển, nhiễm phèn.
- “đất cày lên sỏi đá” : vùng trung du => thành ngữ.
- Hai câu thơ đầu nói lên được nguồn gốc xuất thân của hai chú bộ đội.
⇒ Ngôn từ giàu hình ảnh, hình ảnh thơ sóng đôi.
- “Anh với tôi” : hình ảnh thơ sóng đôi.
- “đôi” : từ “đôi” được dùng rất đặc biệt.
⇒ Từ câu thơ thứ 3 đến câu thơ thứ 6 : sự hình thành tình đồng chí => tăng tiến.
- “xa lạ” – “quen nhau” : từ xa lạ đến quen biết.
- Điệp ngữ “súng” và “đầu” : bạn thân không thể rời xa, đi đâu cũng phải có nhau.
- “súng” là hình ảnh lí tưởng.
- “đầu” : đồng lòng đồng sức.
- “đêm rét” : hình ảnh khắc nghiệt của thiên nhiên.
- “chung chăn” : chia sẻ những khó khăn, gian khổ, chung hơi ấm, khó khăn, đồng cam cộng khổ.
- “tri kỉ” : từ Hán Việt : bạn thân, trân trọng mối quan hệ này.
- Câu thơ cuối xuất hiện dấu chấm than cho thấy đây chính là câu thơ đặc biệt
=> Thể hiện tình cảm đặc biệt mà người lính dành cho nhau.
2) Những biểu hiện tình đồng chí – 5 câu thơ tiếp theo –
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”
Biểu hiện 1: Cảm thông, thấu hiểu tâm tư.
Vẻ đẹp 1 : Yêu quê hương, đất nước nên sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
- “Ruộng nương” : cơ ngơi, ước mơ ngàn đời của người nông dân.
⇒ Câu thơ thứ nhất có giọng thơ tâm tình, cũ kĩ.
⇒ Hình ảnh ruộng nương gợi quê hương.
- “mặc kệ” : sử dụng khẩu ngữ.
⇒ Hi sinh lớn lao vì Tổ quốc.
- “nhớ” : nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.
⇒ Những người ở hậu phương nhớ những người lính nơi tiền tuyến.
Biểu hiện 2 : Cùng nhau chia sẻ khó khăn, gian khổ.
Vẻ đẹp 2 : Lạc quan, coi thường gian khổ.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày,”
- “Anh với tôi” : hình ảnh sóng đôi.
- “Sốt run người” : do căn bệnh sốt rét rừng.
⇒ Khổ cực, bệnh tật bủa vây.
- “Áo” ; “quần” ; “giày” : liệt kê.
⇒ Lạc quan cùng nhau vượt qua khó khăn của cuộc đời người lính.
- “anh” xuất hiện trước “tôi” : đưa bạn lên trước, nói về bạn trước.
- “Miệng cười buốt giá” : thái độ lạc quan vượt qua khó khăn về thời tiết.
Biểu hiện + vẻ đẹp 3 : Thương yêu nhau.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Biểu hiện + vẻ đẹp 4 : Cùng nhau chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ Tổ quốc.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- “Đêm nay” : thời gian.
- “rừng hoang” : không gian.
⇒ Hoàn cảnh khắc nghiệt, gian khổ của chiến tranh.
- “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” : tư thế chủ động.
- “súng” : chất chiến đấu hiện thực => Hình ảnh của chiến tranh.
- “trăng” : chất trữ tình lãng mạn => Hình ảnh của hòa bình.
⇒ Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, hiện thực và lãng mạn đan xen.
⇒ Bức tranh đẹp về tình đồng chí.