” cô cạn muối hiđrocacbonat của kim loại kiềm thu được muối hidrocacbonat khan ”
Phát biểu đúng hay sai ạ?
thu được muối cacbonat, vì để cô cạn thì phải đun nóng dung dịch nên muối hidrocacbonat chuyển thành cacbonat
Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2NaOH → X1 + 2X2. (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4. (3) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O. (4) 2X2 → X5 + H2 + 2H2O (5) nX5 + nX6 → Cao su Buna-S Cho biết X là este có công thức phân tử C12H14O4. X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. X4 tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. X5 có nguyên tố C chiếm 85,71% khối lượng.
C. Từ 1,4-đimetyl benzen điều chế được X3 bằng 1 phản ứng hóa học.
D. Poli(etilen terephtalat) là polime tổng hợp.
Cho các dung dịch (dung môi là nước) có cùng nồng độ mol/lít: (1) NaHCO3, (2) Na2CO3, (3) CuSO4, (4) KNO3. Dãy nào sau đây sắp xếp các dung dịch trên theo chiều tăng dần độ pH (từ trái sang phải)?
A. (2)(1)(4)(3). B. (2)(4)(3)(1).
C. (3)(4)(1)(2). D. (1)(3)(4)(2).
Xét một hợp chất A gồm các nguyên tố: lưu huỳnh (trong phân tử A chỉ có 1 nguyên tử lưu huỳnh), oxy và halogen (trong số các halogen Cl, Br, I). Thủy phân hoàn toàn A trong nước cho đến khi thu được dung dịch B có nồng độ ổn định đều là 0,1M. Tiến hành phân tích dung dịch tạo nên qua những thực nghiệm và được kết quả: Thí nghiệm 1: Thêm dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và AgNO3: xuất hiện kết tủa vàng. Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch Ba(NO3)2: không xuất hiện kết tủa. Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch KMnO4 trong môi trường axit: thấy mất màu tím; sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2: xuất hiện kết tủa trắng (không tan trong môi trường axit). Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch Cu(NO3)2: không xuất hiện kết tủa. 1) Xác định thành phần các ion trong dung dịch B và viết các phương trình hóa học xảy ra. 2) Viết các công thức hóa học có thể có của A.
Hỗn hợp X gồm hai khí CO2 và SO2. Sục V lít X vào dung dịch H2S dư thì tạo thành 1,92 gam chất rắn màu vàng. Cho V lít X qua Mg dư, nung nóng thì thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 2,16 gam (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tỉ khối hơi của X so với H2 là
A. 29,5. B. 27. C. 28,35. D. 54.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, Na và K vào nước dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 16,2 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 13,0. C. 12,8. D. 9,4.
Hòa tan hết m gam Zn(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch X. Thêm 125 ml dung dịch CuSO4 1,2M (D = 1,17 g/ml) vào 200 gam dung dịch X thu được dung dịch Y. Tổng giá trị nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch Y là
A. 16,41%. B. 8,21%. C. 24,62%. D. 32,82%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến